Nghị định 168 của Chính phủ quy định như thế nào về gương chiếu hậu xe máy và xe ô tô?
Mức phạt Nghị định 168 về gương chiếu hậu như thế nào?
Mức phạt Nghị định 168 về gương chiếu hậu xe máy
Căn cứ Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;b) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;c) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;d) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;đ) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe….
Như vậy, xe máy không có gương bên trái hoặc gương bên trái không đúng tiêu chuẩn, không có tác dụng thì người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Mức phạt Nghị định 168 về gương chiếu hậu xe ô tô như sau:
Tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tư xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông…2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây đai an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều 20, điểm d khoản 4 Điều 26 của Nghị định này;
Như vậy, mức phạt Nghị định 168 về gương chiếu hậu xe ô tô từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với trường hợp không có gương chiếu hậu hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô còn bị buộc lắp đầy đủ thiết bị đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.
Mức phạt Nghị định 168 về gương chiếu hậu như thế nào? Học sinh được điều khiển xe máy gì? (Hình từ Internet)
Học sinh được điều khiển xe máy gì?
Tại Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ1. Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ….
Theo đó, học sinh đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy (xe có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50 km/h; nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3; nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất của động cơ không lớn hơn 04 kW).
Học sinh dủ 18 tuổi trở lên thì có thể cấp giấy phép lái xe và có thể được điều khiển các loại xe tương ứng với giấy phép lái xe đó.
Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 Quy định về giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
– Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là trẻ em mầm non), học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
– Lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh tại cơ sở giáo dục đó.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng, tích hợp, lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng cấp học, ngành học.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt