Mục đích tổ chức hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm là gì?

Việc tổ chức hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm nhằm mục đích là như thế...



Việc tổ chức hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm nhằm mục đích là như thế nào?






Mục đích tổ chức hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 mục đích tổ chức hội thi thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm là

– Nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên: đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy và kiểm tra đánh giá, tạo điều kiện giảng viên học tập, trải nghiệm và trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ sư phạm, tăng cường đoàn kết, hợp tác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;

– Phát hiện, công nhận, tuyên dương và tổng kết, phổ biến những mô hình, phương thức tổ chức đào tạo, giảng dạy và kiểm tra đánh giá hiệu quả trong giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;

– Góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động của trường và của ngành; khuyến khích giảng viên tự rèn luyện, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp;

– Là căn cứ đánh giá năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên, làm cơ sở để các cơ quan quản lý, các nhà trường chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.

Xem thêm:  10+ Viết đoạn văn ngắn về ngày Tết lớp 3 mới nhất 2025? Lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 dựa trên nguyên tắc nào?

Mục đích tổ chức hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm là gì?

Mục đích tổ chức hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm là gì? (Hình từ Internet)

Nội dung thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định nội dung thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm phải đáp ứng những yêu cầu như sau:

– Phản ánh được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế, quy định của ngành giáo dục về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá;

– Phản ánh được đặc trưng của nghề sư phạm; thể hiện được các kiến thức, kỹ năng và năng lực sư phạm của nhà giáo trong việc xử lý các mối quan hệ: Với sinh viên, với đồng nghiệp; với cán bộ quản lý giáo dục; với cộng đồng (phụ huynh, cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan quản lý nhân lực và chính quyền địa phương…);

– Phản ánh được các cuộc vận động và phong trào thi đua hiện đang triển khai của ngành giáo dục và đào tạo;

– Phản ánh được các vấn đề về giáo dục đại học mà xã hội đang quan tâm như: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, hội nhập quốc tế, đào tạo nhân lực trình độ cao, khởi nghiệp, văn hóa học đường…;

– Giới thiệu được các công bố khoa học trong và ngoài nước, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được chuyển giao, ứng dụng vào thực tiễn, hoạt động cộng đồng, sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ (nếu có) góp phần đổi mới chất lượng giáo dục.

Xem thêm:  Toàn bộ đáp án tuần 2 Bảng B Cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?

Điều kiện giảng viên dự thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm là gì?

Căn cứ Điều 6 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định về điều kiện dự thi như sau:

Điều kiện dự thi1. Điều kiện giảng viên dự thi:a) Là giảng viên cơ hữu của trường theo quy định hiện hành;b) Bảo đảm tiêu chuẩn của giảng viên quy định trong các văn bản hiện hành;c) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;d) Không bị xử lý về vi phạm pháp luật, kỷ luật trong thời gian 02 năm liền kề trước đó tính đến thời điểm dự thi;đ) Đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ tham dự Hội thi được quy định tại khoản 2 Điều 12 của Điều lệ này;2. Điều kiện khác do Ban Tổ chức Hội thi quy định.

Như vậy, điều kiện giảng viên dự thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm là:

– Là giảng viên cơ hữu của trường theo quy định hiện hành;

– Bảo đảm tiêu chuẩn của giảng viên quy định trong các văn bản hiện hành;

– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

– Không bị xử lý về vi phạm pháp luật, kỷ luật trong thời gian 02 năm liền kề trước đó tính đến thời điểm dự thi;

– Đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ tham dự Hội thi được quy định tại khoản 2 Điều 12 của Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tổ chức Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tổ chức Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc là:

Xem thêm:  Hội đồng trường mầm non công lập bao gồm có ai? Hoạt động của hội đồng trường mầm non công lập như thế nào?

– Tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động của Hội thi theo quy định của Điều lệ này; được sử dụng con dấu của đơn vị có thẩm quyền tổ chức Hội thi để thực hiện nhiệm vụ; thành lập các ban giúp việc Hội thi;

– Xây dựng kế hoạch Hội thi và gửi thông báo kế hoạch Hội thi đến các đơn vị, cá nhân có liên quan; xây dựng chương trình hoạt động, quy định ra đề thi, nội quy thi và lịch thi; chuẩn bị các tài liệu khác liên quan đến Hội thi;

– Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện khác bảo đảm cho các hoạt động của Hội thi; tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ Hội thi; được huy động các nguồn tài chính và các nguồn lực khác cho Hội thi theo quy định của pháp luật;

– Chuẩn bị và thực hiện công tác tổ chức thi, đánh giá các nội dung thi và các hoạt động khác nhằm đạt được mục đích Hội thi theo quy định của Điều lệ này;

– Tổ chức khen thưởng các tổ chức, cá nhân tham gia Hội thi theo quy định hiện hành của pháp luật; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm;

– Giải quyết các khiếu nại về chấm thi, xếp giải của đơn vị và cá nhân dự thi; xử lý hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm Điều lệ này;

– Tổng kết, đánh giá, công bố kết quả Hội thi; thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến Hội thi;

– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến việc tổ chức Hội thi theo quy định của pháp luật.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt