Mục đích công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?

Công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho người học nhằm...



Công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho người học nhằm mục đích như thế nào?






Mục đích công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định mục đích công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là:

– Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm cho người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

– Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, hỗ trợ người học khởi nghiệp và tự tạo việc làm.

– Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp; tăng cường nguồn lực xã hội hóa, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và tự tạo việc làm của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Xem thêm:  Nội dung thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Mục đích công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?

Mục đích công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì? (Hình từ Internet)

Hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định cụ thể như thế nào?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định về hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định cụ thể như sau:

– Tuyên truyền, giáo dục cho người học nhận biết về vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, tự tạo việc làm; cập nhật xu hướng giáo dục toàn cầu; các chương trình giáo dục khởi nghiệp của địa phương, quốc gia và thế giới; các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của nhà nước; các vườn ươm, không gian khởi nghiệp, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp ở trong nước và nước ngoài.

– Đào tạo, bồi dưỡng, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.

– Xây dựng các chương trình phối hợp với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân vào công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.

– Xây dựng chương trình ươm tạo doanh nghiệp, hỗ trợ người học hình thành, hoàn thiện các dự án, ý tưởng khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ và kết nối các dự án khởi nghiệp của người học với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân.

Xem thêm:  Top 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 3 đi kèm đáp án? Đánh giá kết quả học tập của học sinh khi học môn Ngoại Ngữ cấp tiểu học ra sao?

– Hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp Startup Kite.

– Các nội dung hỗ trợ khởi nghiệp khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Có mấy hình thức triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định về hình thức triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp như sau:

Hình thức triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho người học thông qua các hoạt động giáo dục; các video clip, hình ảnh, ấn phẩm; qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.2. Tổ chức cuộc thi, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, ngày hội khởi nghiệp, giao lưu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học giáo dục nghề nghiệp.3. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học.4. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.5. Thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng mạng lưới cựu học sinh, sinh viên đã tham gia khởi nghiệp.6. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp; tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của người học với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.7. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:  Top 4 bài mẫu viết email bằng Tiếng Anh gửi cho bạn? Khi nào được miễn thi môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?

Như vậy, có 07 hình thức triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp như sau:

– Tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho người học thông qua các hoạt động giáo dục; các video clip, hình ảnh, ấn phẩm; qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.

– Tổ chức cuộc thi, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, ngày hội khởi nghiệp, giao lưu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học giáo dục nghề nghiệp.

– Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học.

– Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.

– Thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng mạng lưới cựu học sinh, sinh viên đã tham gia khởi nghiệp.

– Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp; tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của người học với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.

– Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.




Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt