Học sinh tham khảo các mẫu viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học của bản thân mình? Học sinh lớp 12 có yêu cầu cần đạt về năng lực tự học như thế nào?
Mẫu viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học của bản thân mình?
Dưới đây là các mẫu viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học của bản thân mình mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Mẫu viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học của bản thân mình – Mẫu số 1 Tự học đối với em là một hành trình dài đầy thử thách nhưng cũng rất thú vị. Em nhận ra rằng, học không phải chỉ là việc nghe giảng và làm bài tập theo yêu cầu, mà quan trọng hơn là khả năng tìm tòi, khám phá kiến thức một cách chủ động. Tự học giúp em trở nên độc lập, biết tự giải quyết vấn đề mà không phải luôn phụ thuộc vào người khác. Em có thể tìm kiếm những tài liệu bổ ích từ sách vở, internet, hay thậm chí là từ những câu chuyện xung quanh cuộc sống. Qua tự học, em học được cách tự lập kế hoạch, quản lý thời gian và biết trân trọng những thành quả mà mình đạt được. Chính vì thế, tự học không chỉ là việc tích lũy kiến thức mà còn là một phần quan trọng trong việc hình thành kỹ năng sống và phát triển bản thân. |
Mẫu viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học của bản thân mình – Mẫu số 2 Tự học là con đường giúp em khám phá và phát triển tiềm năng của chính mình. Em hiểu rằng không phải lúc nào thầy cô hay bạn bè cũng có thể cung cấp cho em tất cả những gì em cần biết. Chính vì vậy, em luôn chủ động tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để bổ sung cho những gì mình đã học. Điều này không chỉ giúp em nắm vững bài học mà còn khiến em trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc giải quyết các vấn đề. Mặc dù đôi khi tự học khiến em cảm thấy mệt mỏi và áp lực, nhưng mỗi khi vượt qua được thử thách đó, em lại cảm thấy mình trưởng thành hơn. Tự học không chỉ là một kỹ năng cần thiết trong học tập mà còn là một phần quan trọng giúp em hoàn thiện bản thân và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. |
Mẫu viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học của bản thân mình – Mẫu số 3 Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người, sự hiểu biết chỉ có được nhờ không ngừng học hỏi. Muốn đạt được kết quả trong học tập, nắm vững tri thức, không có gì quan trọng bằng tinh thần tự học. Tự học là tự mình lựa chọn, tiếp cận và tiếp nhận tri thức mà không cần ai nhắc nhở hay dạy bảo. Tự học là quá trình diễn ra song song với quá trình giáo dục ở trường học. Nghĩa là ngoài việc học ở trường, chúng ta còn phải biết tự mình chủ động nghiên cứu kiến thức, tìm tòi, khám phá thế giới tri thức để hoàn thiện bản thân, kiện toàn năng lực, hướng đến sáng tạo. Tự học chính là hành trình của sự tìm kiếm và sáng tạo. Ai có tinh thần tự học, không ngừng nỗ lực lấp đầy tri thức, người ấy sẽ mau chóng tiến bộ, có hiểu biết sâu rộng, vững chắc, tự tin trong học tập và trong làm việc, không ngại khó khăn, thử thách trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Người biết tự học thường rất giàu dũng khí, quả cảm trong hành động, có nhiều cống hiến cho xã hội. Bản thân họ sẽ là tấm gương cho người khác noi theo. Người không biết tự học không những luôn phụ thuộc vào sách vở, thầy cô mà kiến thức cũng hạn hẹp, suy nghĩ nông cạn, thiếu sáng tạo và khó làm được những việc lớn lao. Muốn có được tinh thần tự học, không gì quan trọng hơn là tự tin ở bản thân, sống có ước mơ, hoài bão lớn lao, biết sống vì người khác. Hãy nhớ rằng không phải sự nỗ lực nào cũng dẫn ta đến thành công, nhưng chắc chắn mọi nỗ lực sẽ giúp bạn tiến bộ hơn và tạo ra những cơ sở để chiến thắng. Cuộc sống có muôn vàn khó khăn nhưng nếu có đủ dũng khí, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được. Nếu bạn có một ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công. |
Mẫu viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học của bản thân mình – Mẫu số 4 Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học của bản thân mình? Năng lực tự học của học sinh lớp 12 có yêu cầu như thế nào? (Hình ảnh từi Internet)
Học sinh lớp 12 có yêu cầu cần đạt về năng lực tự học như thế nào?
Căn cứ theo Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định những yêu cầu cần đạt về năng lực tự học của học sinh lớp 12 như sau:
– Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.
– Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
– Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.
Môn Ngữ văn lớp 12 học viết bao nhiêu tiết?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT/BGDĐT có quy định giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho việc rèn luyện kĩ năng đọc); cụ thể tỉ lệ thời lượng dành cho các kĩ năng ở từng lớp như sau:
Nhóm lớp |
Đọc |
Viết |
Nói và nghe |
Đánh giá định kì |
Từ lớp 1 đến lớp 3 |
khoảng 60% |
khoảng 25% |
khoảng 10% |
khoảng 5% |
Từ lớp 4 đến lớp 5 |
khoảng 63% |
khoảng 22% |
khoảng 10% |
khoảng 5% |
Từ lớp 6 đến lớp 9 |
khoảng 63% |
khoảng 22% |
khoảng 10% |
khoảng 5% |
Từ lớp 10 đến lớp 12 |
khoảng 60% |
khoảng 25% |
khoảng 10% |
khoảng 5% |
Như vậy, thời lượng học viết của môn Ngữ văn lớp 12 là khoảng 25% tổng số tiết học.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt