Mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một người gần gũi thân thiết môn Tiếng Việt lớp 4?

Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một người gần...



Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một người gần gũi thân thiết môn Tiếng Việt lớp 4? Việc giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4 có mục tiêu là gì?







Mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một người gần gũi thân thiết môn Tiếng Việt lớp 4?

Dưới đây là mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một người gần gũi thân thiết ở môn Tiếng Việt lớp 4 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một người gần gũi thân thiết – Mẹ của em

Mọi người trong gia đình của tớ đều rất yêu thương và trân trọng nhau. Với tớ, mẹ là người gắn bó và thân thiết nhất. Người mẹ của em – người phụ nữ hiền lành, chân chất, một lòng vì con ấy, là người mà suốt cuộc đời này em luôn nhắc đến bằng tất cả tình yêu thương và kính trọng.

Tình cảm của em dành cho mẹ, chẳng có ngôn từ nào có thể diễn đạt hết được. Mỗi ngày, em được mẹ chăm sóc, lo lắng cho tất cả mọi thứ. Mẹ nấu cơm cho em, giặt áo quần cho em, đưa em đến trường, hướng dẫn em làm bài tập. Hạnh phúc biết bao nhiêu. Lúc nào, em cũng cảm nhận được sự hiện diện của mẹ bên mình. Qua hộp cơm ngon lành, qua chiếc khăn quàng thơm mùi nắng, qua đôi giày sạch sẽ, trắng tinh. Điều gì về em mẹ cũng hiểu, cũng biết, có khi còn rõ hơn cả em nữa. Với em, mẹ như một vị thần vạn năng có thể làm tất cả mọi điều. Em mong rằng, mẹ sẽ mãi luôn mạnh khỏe và yêu thương em như từ trước đến nay vẫn vậy.

Mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một người gần gũi thân thiết – Bố của em

Người mà em biết ơn và kính trọng nhất, chính là bố của em. Bố là một người thợ xây bình thường, không có gì quá nổi bật. Nhà bà nội nghèo, lại đông con, nên bố phải nghỉ học từ lớp 9 để bước ra đời bươn chải.

Vì vậy, lúc nào bố cũng cố gắng làm việc chăm chỉ, để hai anh em em có thể được học hành đến nơi đến chốn. Ngoài việc đi xây theo đoàn, thì những ngày nghỉ và thời gian rảnh còn lại, bố sẽ chăm sóc cho vườn cam ở trên đồi của gia đình. Bố cũng nhận làm thuê bốc vác cho bãi xe khách ở gần nhà.

Xem thêm:  Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ trung cấp nghề là bao nhiêu chỉ?

Bố làm việc quần quật sớm hôm để lo cho gia đình được đầy đủ. Vì vậy, mà trông bố có vẻ già dặn hơn so với tuổi thật khá nhiều. Tuy là một người đàn ông cục mịch, ít nói nhưng tình yêu bố dành cho em và anh trai thì chan chứa vô cùng. Có cái gì đẹp, cái gì ngon bố cũng nhường cho chúng em.

Tuy không giỏi chữ nghĩa, nhưng bố vẫn là một người thầy tuyệt vời, dạy cho em cách sống tốt và những kĩ năng trong cuộc sống. Có bố ở bên, em như được đứng dưới mái nhà vững chãi nhất. Thật tự hào và yêu quý biết bao người bố tuyệt vời của em.

Mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một người gần gũi thân thiết – Anh trai của em

Người mà em thân thiết nhất trong gia đình là anh trai của em – anh Tuấn. Anh ấy lớn hơn em mười một tuổi, hiện đang là công nhân ở xưởng sửa xe ô tô gần nhà em. Anh ấy có vẻ ngoài cao lớn và vạm vỡ, khỏe mạnh nhờ rất đam mê chơi thể thao.

Từ nhỏ, anh ấy đã luôn là một người anh trai tuyệt vời đối với em. Tuy học không giỏi, cũng không đi học Đại học nhưng anh Tuấn vẫn dạy cho em nhiều điều hay. Anh ấy dạy em phải lễ phép với ngời lớn, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, hòa đồng với bạn bè. Anh ấy dạy em cách trồng rau, chăm sóc vườn hoa, bơm lốp xe đạp, quét dọn nhà cửa. Có anh Tuấn ở bên, em luôn thấy thật vui và hạnh phúc.

Tuy lớn tuổi hơn em nhiều, nhưng anh ấy vẫn luôn chơi cùng em, chở em đi chơi với bạn bè mà không ngại bị em làm phiền. Anh ấy lúc nào cũng mỉm cười dịu dàng, kiên nhẫn với đủ câu hỏi ngốc nghếch của em. Những lúc em làm sai bị bố mẹ trách phạt, anh sẽ đứng ra nhận lỗi cùng em, để em không thấy tủi thân.

Em mong rằng một người anh trai tuyệt vời như thế, lúc nào cũng được vui cười, hạnh phúc và may mắn. Chờ em lớn lên, em sẽ bảo vệ và chăm sóc anh như anh đã làm suốt bao năm qua cho em vậy.

Mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một người gần gũi thân thiết – Cô chủ nhiệm của em

Cô Bích Hà là giáo viên chủ nhiệm của em từ hồi lớp 1 cho đến nay. Cô chính là người dạy em viết những nét chữ đầu tiên, tính từng phép tính từ đơn giản nhất.

Xem thêm:  Soạn bài Những trò lố hay là Va Ren? Danh mục toàn bộ sách giáo khoa lớp 12 mới nhất?

Đối với em, cô vừa là cô giáo, vừa là mẹ, vừa là bạn. Cô dạy cho em không chỉ những kiến thức trong sách vở, mà còn cả những bài học hay và ý nghĩa, bổ ích khác trong cuộc sống. Cô quan tâm, yêu thương em và các bạn như bầy con nhỏ của mình. Sáng sáng cô đón em ở cửa lớp. Đến trưa lại bận rộn kiểm tra từng bạn xem đã có ai chưa ăn no không. Bạn nào mệt, ốm đều được cô quan tâm, chú ý từng chút một.

Em yêu quý cô Hà lắm. Những tháng nghỉ hè phải xa cô, em nhớ cô da diết. Chỉ mong sao nhanh đến trường đi học lại để được gặp cô, được cô chỉ dạy, quan tâm mỗi ngày. Em cảm thấy bản thân mình thật hạnh phúc và may mắn khi được là học sinh của cô Hà.

Mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một người gần gũi thân thiết – Bà nội của em

Bà nội là người đã vẽ nên cho em cả một vùng trời tuổi thơ tươi đẹp. Bố mẹ của em là công nhân ở khu công nghiệp, nên suốt thời thơ ấu, em được lớn lên trong vòng tay của bà.

Bà vừa là bà, vừa là mẹ, vừa là cô giáo. Bà chăm lo cho em từ bữa ăn đến giấc ngủ, từ bộ áo quần đến món đồ chơi. Dáng vẻ gầy gầy, cái lưng khom khom và mái tóc bạc phơ búi gọn trong tấm vải nhung của bà đã in sâu vào trong miền kí ức của em. Bàn tay của bà nhăn nheo, thô ráp, nhưng ấm áp phi thường. Hơi ấm ấy còn hơn cả bếp lửa ngày đông, hơn cả củ khoai nướng mới ra lò. Được bà xoa đầu, vỗ lưng, ôm vào lòng thì chẳng còn gì có thể hạnh phúc hơn nữa.

Em rất biết ơn những chăm lo và hi sinh của bà dành cho mình. Cùng với đó là sự yêu thương, quý mến khó mà diễn tả thành lời. Ngày xa bà lên thành phố với bố mẹ để đi học, em đã khóc rất nhiều. Cả một góc trái tim em đổ sập hết cả, bởi thiếu đi hơi ấm của bà chèo chống.

Từ lần đó, em mới thấm thía được nỗi nhớ nhung da diết là như thế nào. Mỗi ngày, em đều mong nhanh đến lúc được gọi điện cho bà, được về quê thăm bà. Vì em nhớ và yêu bà da diết. Chỉ mong sao bà lúc nào cũng khỏe mạnh, yêu đời để tâm hồn em mãi vẫn còn một bầu trời đầy nắng ấm.

Mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một người gần gũi thân thiết môn Tiếng Việt lớp 4?

Mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một người gần gũi thân thiết môn Tiếng Việt lớp 4? (Hình ảnh từ Internet)

Việc giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4 có mục tiêu là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 như sau:

Xem thêm:  Báo Nhân dân được quyết định xuất bản vào lúc nào? Hiện nay quy định quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật ra sao?

– Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

– Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Yêu cầu của việc đánh giá học sinh lớp 4 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, yêu cầu của việc đánh giá học sinh tiểu học như sau:

– Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

– Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

– Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt