Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh môn Tiếng Việt lớp 4?

Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn...



Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh môn Tiếng Việt lớp 4?






Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh môn Tiếng Việt lớp 4?

Dưới đây là mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh ở môn Tiếng Việt lớp 4 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh – Mẫu số 1

Trong tâm trí của trẻ con, có vô vàn điều muốn khám phá, muốn tìm hiểu. Tuy nhiên, để trẻ con biết khám phá có mục đích và hiệu quả là một điều không hề đơn giản. Người lớn cần phải đưa ra những bài học, lí giải hướng cho trẻ thơ đến những điều đúng đắn nhất. Bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh cũng vậy. Bạn thắc mắc về chiếc răng khểnh của mình, cậu bé sợ chiếc răng khểnh sẽ làm mình xấu đi mỗi khi cười. Nhưng khi được bố giải thích rằng: “nụ cười của con khác với các bạn. Đáng lí con phải tự hào chứ. Mỗi người có một nét riêng. Hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình”. Câu nói của bố giúp ta trở nên trân trọng giá trị của bản thân, từ đó cũng phải trân trọng giá trị của người khác.

Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh – Mẫu số 2

Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh đã học được cách vượt qua tự ti, biến khiếm khuyết của bản thân thành điều bí mật khác biệt của riêng mình, để từ cảm giác xấu hổ vì cái răng khểnh đáng ghét, cậu đã có thể ngày ngày tự tin mỉm cười khoe răng. Hay với một cậu bé chỉ trong độ tuổi mới lớn để biết cách biến khiếm khuyết của người khác bằng sự đồng cảm, biểu lộ sự cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh bằng tất cả tấm lòng, những điều chân thật nhất xuất phát từ trái tim mong manh.

Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh – Mẫu số 3

Đọc câu chuyện Chiếc răng khểnh, em rất thích nhân vật bạn nhỏ có chiếc răng khểnh. Trước đây, chiếc răng khểnh đó là điều khiến bạn nhỏ luôn tự ti về ngoại hình của chính mình. Vì xung quanh cậu chẳng có ai có răng khểnh cả. Đã vậy, bạn bè còn thường trêu rằng chiếc răng đó là sản phẩm của việc cậu bé lười đánh răng. Điều đó làm cậu bé hết sức buồn tủi. Tuy nhiên, khi được tâm sự cùng bố, cậu bé đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình. Cậu bé hiểu được rằng, chiếc răng khểnh đó chính là nét riêng của cậu, là bí mật nhỏ mà chỉ cậu mới có. Nó giúp cậu trở thành đặc biệt, trở thành duy nhất giữa rất nhiều cậu bé ngoài kia. Từ hôm đó, cậu bạn nhỏ không còn tự ti về nét riêng của bản thân mình nữa. Cậu còn đem bí mật ấy chia sẻ với cô giáo của mình. Như vậy là cậu đã có thêm một người cùng giữ bí mật nhỏ rồi. Chi tiết ấy cho thấy cậu bé đã hoàn toàn bước khỏi vùng đất tự ti trước đây, chính thức hòa nhập với mọi người bằng nét riêng của mình. Cậu bé ấy khiến em yêu mến cũng chính nhờ sự tự tin và lạc quan ấy.

Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh – Mẫu số 4

Bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh là một cậu bé đáng yêu với những suy nghĩ về chiếc răng khểnh của mình. Cậu bé cảm thấy rất tự ti khi bị bạn trêu về chiếc răng ấy. Điều đó đã trở thành một nút thắt trong lòng khiến cho cậu bé ít cười hơn trước. Khi tâm sự với bố, cậu bé đã bớt tự ti hơn trước. Cậu coi đó là một bí mật của mình. Khi tâm sự với cô giáo về bí mật ấy, cậu bé đã cảm thấy vui vẻ hơn vì đã có thêm người giữ gìn bí mật cho mình. Chiếc răng khểnh sẽ là một kỉ niệm đáng yêu của cậu.

Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh – Mẫu số 5

Cậu bé trong câu chuyện Cái răng khểnh ban đầu không thích cái răng khểnh của mình, sợ các bạn trêu nên cậu rất ít khi cười. Sau lần nói chuyện với bố, cậu bé đã hiểu ra rằng, mỗi người đều có một “nét riêng”, một điều bí mật làm nên vẻ đẹp riêng của người đó. Cậu bé không còn mặc cảm nữa, đã tự tin về nụ cười của mình và cậu còn sẵn sàng chia sẻ điều bí mật của mình với cô giáo. Điểm đáng yêu của bạn nhỏ này là đã tiếp thu và thay đổi quan niệm rất nhanh sau khi được nghe bố giải thích, biết yêu quý những đặc điểm riêng biệt của bản thân mình.

Xem thêm:  Truyenthonghocsinhsinhvientphcm com Link vào đăng ký Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh môn Tiếng Việt lớp 4?

Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh môn Tiếng Việt lớp 4? (Hình ảnh từ Internet)

Mục tiêu giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 như sau:

– Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

– Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Xem thêm:  Chúc mừng năm mới Tiếng Anh ngắn ngọn, ý nghĩa nhất? Nội dung của chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thể hiện điều gì?

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Quy định về chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cấp tiểu học như thế nào?

Chính sách đối với phổ cập giáo dục tiểu học theo Điều 2 Nghị định 20/2014/NĐ-CP như sau:

– Nhà nước ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

– Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.

– Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập khi tham gia các chương trình phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định.

– Cá nhân tham gia tổ chức, quản lý, dạy học và các công việc khác để thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được hưởng thù lao theo quy định của Nhà nước.

Xem thêm:  Đề thi vào lớp 10 2025 2026 tỉnh Vĩnh Phúc, tham khảo? Quy trình tuyển sinh vào lớp 10 thế nào?



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt