Mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mưa lớp 6? Học sinh lớp 6 cần nắm được những yêu cầu gì về kỹ năng viết?

Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mưa môn...



Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mưa môn Ngữ văn lớp 6? Những yêu cầu gì về kỹ năng viết mà học sinh lớp 6 cần nắm được?







Mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ mưa lớp 6?

Dưới đây là các mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ mưa mà các bạn học sinh có thể tham khảo ở môn Ngữ văn lớp 6::

Mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mưa – Mẫu số 1

Bài thơ “Mưa” của tác giả Nguyễn Diệu mang một giọng điệu tinh nghịch, dí dỏm, khiến tác phẩm trở nên gần gũi và dễ tiếp cận với mọi lứa tuổi. Với những câu thơ hóm hỉnh, tác giả như muốn gửi gắm thông điệp về vẻ đẹp của cơn mưa, một cơn mưa nhẹ nhàng, không ồn ào mà lại đầy quyến rũ. Có lẽ Nguyễn Diệu cũng là người yêu mưa, nên đã sáng tác bài thơ này để chúng ta cùng chiêm ngưỡng sự dịu dàng của mưa. Những cơn mưa tí tách như xoa dịu đi những mệt mỏi căng thẳng của cuộc sống. Những hạt mưa rơi một cách có trật tự, không xô đẩy nhau mà xếp thành hàng ngay ngắn. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để biến hạt mưa thành những sinh thể có cuộc sống và hành động như con người: vẽ, dàn, nâng niu, gọi mời. Qua đó, mưa không chỉ là thiên nhiên, mà còn là người bạn tri kỷ, mang đến sự hòa điệu cho cuộc sống và làm cho nó trở nên sinh động hơn. Bài thơ cũng nhấn mạnh tác dụng lớn lao của mưa: làm không khí trong lành, cây cối xanh tươi, và cung cấp nước cho các hệ thống tự nhiên như sông, suối, ao hồ, cũng như góp phần duy trì các nguồn nước ngầm. Từ đó, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta rằng cần phải bảo vệ môi trường để không làm tổn hại đến những giá trị tự nhiên quý báu này.

Mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mưa – Mẫu số 2

Nguyễn Diệu là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ đã gây ấn tượng sâu sắc cho em là bài thơ Mưa. Bài thơ gây ấn tượng cho em bởi nội dung hấp dẫn, thú vị và nghệ thuật đặc sắc. Về nội dung, bài thơ viết về đề tài thiên nhiên. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh những hạt mưa rơi tí tách và qua đó thể hiện tâm trạng vui tươi, hồn nhiên đón nhân hạt mưa của nhân vật “em”. Hình ảnh hạt mưa rơi được tác giả miêu tả giống như một đội quân “Hạt trước hạt sau/ Không xô đẩy nhau/ Xếp hàng lần lượt” để đến với mặt đất, làm tươi mát cho cuộc đời. Hạt mưa được nhân hóa rất tinh nghịch, hồn nhiên làm đẹp cho cảnh vật “Mưa vẽ trên sân/ Mưa dàn trên lá/ Mưa rơi trắng xóa/ Bong bóng phập phồng”. Nhà thơ miêu tả mưa như một bạn nhỏ đang vui vẻ, sung sướng đùa nghịch vẽ trên sân, đùa nhau trên lá và cùng tan vào cảnh vật. Em đặc biệt ấn tượng với hình ảnh “Mưa nâng cánh hoa/ Mưa gọi chồi biếc/ Mưa rửa sạch nhà”. Hình ảnh thơ cho em thấy sự xuất hiện của mưa đã khơi gợi sức sống cho vạn vật. Mưa đến gọi chồi biếc thức dậy, làm cảnh vật quang đãng, mát mẻ hơn. Khổ thơ cuối cùng, tác giả đã thể hiện tình cảm đối với những hạt mưa. Mưa chính là người bạn thân thiết đem đến niềm vui, hạnh phúc cho cuộc đời. Bài thơ sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ. Trong đó, nổi bật nhất là biện pháp tu từ điệp ngữ: “mưa; mưa rơi; mưa là…” để thể hiện tâm trạng cảm xúc, tình cảm đối với hạt mưa. Để viết nên bài thơ này, tác giả sử dụng thể thơ bốn chữ dễ đọc dễ nhớ, ngôn từ chọn lọc giản dị, thể hiện sự hồn nhiên cùng hình ảnh thơ gần gũi để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Qua bài thơ, có thể thấy, tác giả có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và là người vô cùng yêu thiên nhiên, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Tóm lại, Mưa là một bài thơ hay, đặc sắc khiến em không thể nào quên.

Mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mưa – Mẫu số 3

Bài thơ “Mưa” của Nguyễn Diệu đã khơi dậy trong em nhiều cảm xúc đặc biệt. Những vần thơ giản dị nhưng tràn đầy hình ảnh và âm thanh sống động của một cơn mưa. Em như cảm nhận được tiếng mưa tí tách trên mái lá, những giọt nước trong veo rơi xuống làm thức tỉnh cỏ cây, và cả bầu không khí mát lành mà mưa mang lại. Mưa trong bài thơ không chỉ là một hiện tượng tự nhiên mà còn như một người bạn tri âm, giúp xoa dịu tâm hồn con người. Đọc thơ, em cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng và yên bình đến lạ. Nguyễn Diệu đã biến những cơn mưa tưởng chừng rất quen thuộc trở nên thật đẹp đẽ, mang ý nghĩa sâu sắc về thiên nhiên và cuộc sống.

Xem thêm:  Top 15 Viết đoạn văn tả người lớp 5? Có bao nhiêu mức đánh giá kết quả giáo dục học sinh lớp 5?

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ mưa lớp 6?

Mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mưa lớp 6? (Hình ảnh từ Internet)

Học sinh lớp 6 cần nắm được những yêu cầu gì về kỹ năng viết?

Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định học sinh lớp 6 cần đạt yêu cầu về kỹ năng viết như sau:

(1) Quy trình viết

Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

(2) Thực hành viết

– Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

– Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích.

– Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.

– Bước đầu biết làm bài thơ lục bát; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ lục bát.

– Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm: nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.

Xem thêm:  Top 10 kết bài chung cho nghị luận xã hội dành cho học sinh giỏi? Lỗi dùng từ và cách sửa học sinh có được học trong môn Ngữ văn 10 không?

– Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.

– Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách, nêu đầy đủ các nội dung chính về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.

– Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã đọc bằng sơ đồ.

Nguyên lý hoạt động giáo dục lớp 6 là gì?

Căn cứ Điều 3 Luật giáo dục 2019 quy định như sau:

Tính chất, nguyên lý giáo dục1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.2. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Như vậy, nguyên lý hoạt động giáo dục lớp 6 được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt