Học sinh tham khảo một số mẫu viết bài văn tả một người thân trong gia đình em môn Tiếng Việt lớp 5? Phòng thiết bị giáo dục tiểu học được quy định ra sao?
Mẫu viết bài văn tả một người thân trong gia đình em môn Tiếng Việt lớp 5?
Dưới đây là tổng hợp các mẫu viết bài văn tả một người thân trong gia đình em mà các bạn học sinh có thể tham khảo ở môn Tiếng Việt lớp 5:
Mẫu viết bài văn tả một người thân trong gia đình em – Tả anh trai Trong gia đình em, người mà em yêu quý và thân thiết nhất chính là anh trai của em. Anh là người rất vui tính và tốt bụng. Anh tên là Tuấn. Dáng anh cao cao, ốm ốm với nước da ngăm ngăm. Anh có gương mặt hình trái xoan. Đôi mắt to tròn màu nâu đen với hàng mi cong vút. Với đôi mắt đẹp hút hồn ấy mà mẹ em bảo anh giống con gái. Anh chỉ cười hiền thôi. Anh có cái mũi dọc dừa và đôi môi hình trái tim lúc nào cũng căng mọng như thoa son. Bởi thế mà ai cũng nói nếu anh là con gái chắc sẽ hợp hơn. Vẻ ngoài là thế nhưng thực ra anh rất nam tính. Anh rất ga lăng với phái nữ và luôn giúp đỡ mọi người. Mỗi khi hư điện, rỉ nước hay muốn bắt thêm đèn trong nhà, anh đều làm được hết, không cần gọi thợ làm gì. Ngoài giờ làm, anh thường giúp bố trồng kiểng và dạy em học bài. Từ chữ cái đầu tiên cho đến những phép tính phức tạp như bây giờ, anh đều chỉ dạy em cẩn thận. Thành tích của em cũng vì thế mà càng ngày càng tốt hơn. Ngoài công việc làm điện lạnh thường ngày, anh còn đi học thêm về sửa chữa xe máy cuối tuần. Bởi xe cộ là đam mê của anh. Thỉnh thoảng anh thường dắt em đi về miền tây quê mẹ, chỉ có hai anh em, đi câu cá, bắt chim. Anh còn luôn nhường nhịn những món ngon cho em ăn và dỗ dành mỗi khi em bị mắng. Em thương anh trai của em lắm. Em ước gì anh mãi luôn vui vẻ và hạnh phúc và dồi dào sức khỏe để dạy em những điều hay lẽ phải. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để trở thành người đa tài và có ích cho gia đình, xã hội như anh. |
Mẫu viết bài văn tả một người thân trong gia đình em – Tả em gái Trong gia đình tôi, mỗi người đều có một sở thích riêng. Bố tôi thích đọc báo, mẹ say mê nấu ăn, tôi thì không xa rời đống truyện tranh, và đặc biệt nhất là Linh – em gái tôi – với sở thích rất đáng yêu: vẽ tranh về những người thân trong gia đình. Tôi đã có lần xem Linh vẽ tranh, và cũng chính nhờ đó mà tôi đã phát hiện ra nhiều điều thú vị về cô em của mình. Linh là một cô bé rất dễ thương khiến cả nhà ai cũng yêu mến em. Nhưng nó cũng nghịch ngợm lắm. Nó luôn nghĩ đủ thứ trò tai quái để trêu tôi. Một lần, Linh mượn tôi quyển album ảnh. Tôi đoán nó lại nghịch ngợm gì đây nên bí mật nấp sau cánh cửa theo dõi. Thật ngạc nhiên, Linh đang vẽ tôi. Khéo léo đặt tấm ảnh chân dung của tôi lên bàn, Linh bắt đầu thể hiện. Đôi bàn tay nhỏ nhắn, trắng hồng của nó cẩn thận cầm cây chì sáp đen khoanh một vòng tròn rõ to. Đôi mắt đen long lanh chăm chú nhìn bức ảnh rồi khoanh hai vòng tròn nhỏ hơn màu tím. Thì ra, đó là khuôn mặt của tôi – mà đúng hơn là cục đá méo mó đến thảm hại và chiếc kính bị lệch gọng gần nửa mặt. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho khuôn mặt của mình quá. Còn Linh không biết sự có mặt của tôi, vẫn cái vẻ vui tươi, nó tiếp tục vẽ. Mái tóc tết đuôi sam của nó lúc lắc, cái miệng hồng tươi vừa vẽ vừa cười. Bàn tay nó vẫn tiếp tục tạo cho tôi một mái tóc đen buộc vểnh lên như cái đuôi gà và được điểm trang bằng một chiếc nơ xanh xinh xinh. Chợt ánh mắt Linh bỗng trở nên tinh nghịch lạ thường, gương mặt vui tươi hẳn lên, đôi má hồng hào, chân cứ đập vào thành bàn và còn hát nữa. Không biết nó nghĩ ra trò gì đây. Tay cầm một viên sáp đỏ. Linh viền thành hình một chiếc môi – giống như một quả chuối. Nó chọn cây sáp màu đỏ, nhưng chỉ tô một nửa, còn dùng màu xanh tô nửa còn lại. Vậy là môi của tôi có những hai màu – thật nghịch ngợm. Nhưng ánh mắt của nó lại càng thích thú hơn, miệng nó cười tươi hơn khi dùng màu hồng chấm vào giữa má tôi. Tôi không thể hiểu nổi Linh đang vẽ cái gì. Sờ lên má, trời ơi, thì ra đó là cái mụn mới mọc của tôi. Chuyện gì nó cũng nghĩ ra được. Cô nàng vẫn tiếp tục vẽ. vẻ mặt vẫn tươi vui. Nhưng càng về sau, Linh càng thấm mệt. cố vẽ cho tôi một chiếc áo màu hồng thật độc đáo tôi yêu thích. Mồ hôi nó bắt đầu lấm tấm, mặt nó đỏ lên. Dường như để tô một chiếc áo với rất nhiều bông hoa như vậy là rất khó khăn với nó, nhưng nó vẫn rất say sưa vẽ. Bàn tay nhanh nhẹn tô màu, ánh mắt long lanh dễ thương, mái tóc lúc lắc. Cuối cùng Linh cũng hoàn thành bức tranh. Nó vui vẻ chạy ra khoe với tôi Sau lần tận mắt xem Linh vẽ, tôi thấy Linh thật đáng yêu. Biết đâu trong tương lai em gái tôi sẽ trở thành một họa sĩ nổi tiếng. |
Mẫu viết bài văn tả một người thân trong gia đình em – Tả mẹ Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ. Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu viết bài văn tả một người thân trong gia đình em môn Tiếng Việt lớp 5? (Hình ảnh từ Internet)
Trường tiểu học có các loại phòng bộ môn nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT quy định về phòng học bộ môn như sau:
Phòng học bộ môn1. Loại phòng học bộ môna) Trường tiểu học có các phòng học bộ môn: Khoa học – Công nghệ (sử dụng chung cho các môn học Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Công nghệ), Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng;b) Trường trung học cơ sở có các phòng học bộ môn: Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí);c) Trường trung học phổ thông có các phòng học bộ môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật);d) Trường phổ thông có nhiều cấp học căn cứ các quy định tại điểm a, b và c, khoản 1 Điều này để xác định các phòng học bộ môn. Phòng học bộ môn của trường phổ thông có nhiều cấp học được bố trí riêng biệt cho các cấp học, ngoại trừ các phòng học bộ môn có thể sử dụng chung cho một số môn học bảo đảm đáp ứng yêu cầu về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học….
Như vậy, trường tiểu học có các phòng học bộ môn: Khoa học – Công nghệ (sử dụng chung cho các môn học Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Công nghệ), Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng;
Phòng thiết bị giáo dục tiểu học được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT quy định về phòng thiết bị giáo dục tiểu học như sau:
– Cơ sở giáo dục phổ thông có tối thiểu 01 phòng thiết bị giáo dục để cất giữ, bảo quản và chuẩn bị thiết bị dạy học cho các môn học không có phòng học bộ môn.
– Thiết bị dạy học trong phòng thiết bị giáo dục được bố trí, sắp xếp riêng biệt theo từng môn học, khối lớp.
– Diện tích làm việc tối thiểu phòng thiết bị giáo dục không nhỏ hơn 48m2.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt