Mẫu viết bài văn tả cảnh chợ tết lớp 6 ngắn gọn và điểm cao? Những hành vi nào mà học sinh lớp 6 không được làm?

Học sinh tham khảo các mẫu viết bài văn tả cảnh chợ tết lớp 6 ngắn gọn và...



Học sinh tham khảo các mẫu viết bài văn tả cảnh chợ tết lớp 6 ngắn gọn và điểm cao? Những hành vi nào mà học sinh lớp 6 không được làm?








Mẫu viết bài văn tả cảnh chợ tết lớp 6 ngắn gọn và điểm cao?

Dưới đây là các mẫu viết bài văn tả cảnh chợ tết lớp 6 ngắn gọn và điểm cao ở môn Ngữ văn mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Mẫu viết bài văn tả cảnh chợ tết lớp 6 – Mẫu số 1

Từ 20 tháng Chạp, sân vận động của xã em sẽ được thay áo mới để trở thành khu chợ hoa Tết của cả xã. Chỉ cần thấy những chiếc xe tải lớn kéo về đây nườm nượp, là mọi người biết ngay chợ hoa đã được mở rồi.

Để phục vụ cho chợ hoa, cả sân vận động được trang bị đèn ở khắp nơi, giúp người dân có thể đến xem hoa cả đêm lẫn ngày. Sân được chia thành từng ô vuông đều đặn, thẳng hàng để các tiểu thương bày sạp. Vừa khoa học, thẩm mĩ mà vừa gọn gàng, trật tự. Hoa Tết thì nhiều và đa dạng lắm. Nhớ lúc em còn bé xíu, chợ hoa chỉ có một góc sân vận động, bày bán có vài loại hoa quen thuộc như hoa đào, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa hồng… Còn bây giờ chợ hoa chật kín cả sân vận động, lấn ra cả phần vỉa hè phía bên ngoài. Các loại hoa, cây cảnh thì nhiều không kể xiết. Từ các loài hoa đặc trưng ngày Tết, đến những loài hoa đẹp đến từ khắp các vùng miền trên cả nước. Thậm chí là các loài hoa nhập ngoại cũng có. Từ hoa cắm, đến hoa trồng trong chậu, loại gì cũng có. Người đến chợ hoa lúc nào cũng tấp nập, rộn ràng. Tiếng người cười nói hòa chung tiếng nhạc xuân rộn ràng từ 20 đến tận 30 Tết. Người ta đến không chỉ để mua hoa, mà còn để ngắm hoa, để trò chuyện, để hít thở bầu không khí xuân căng tràn trong chợ hoa. Năm nào em cũng phải ra chợ hoa ít thì năm, bảy lần, nhiều thì ngày phải ra đó đôi bà lần mới thỏa niềm say mê với chợ hoa. Nếu một ngày mà không còn chợ hoa nữa, thì có lẽ không khí Tết cũng giảm đi phân nửa mất rồi.

Chợ hoa Tết không chỉ là nơi bày bán hoa. Mà còn là nơi hội tụ, chứa đựng cả một vùng trời mùa xuân của quê hương em. Chợ hoa đã trở thành một đặc trưng, một thông lệ quen thuộc đánh dấu mùa Tết, còn trước cả ngày ông Công ông Táo trong tiềm thức của em và bà con nơi đây.

Mẫu viết bài văn tả cảnh chợ tết lớp 6 – Mẫu số 2

Tết năm vừa rồi, cả nhà em cùng nhau về quê ngoại ở Hà Giang để ăn Tết. Nhờ vậy, em đã lần đầu được đi xem một phiên chợ Tết ở vùng cao.

Ở Hà Giang lúc này trời rét lắm, rét hơn ở Hà Nội nhiều. Trời đã sáu giờ sáng mà vẫn tối, sương ngoài kia giăng kín. Đến mức nhìn như là có mây trắng sà xuống mặt đất. Em theo bà với mẹ và cậu leo lên xe máy, đi chợ phiên. Sau cả ba mươi phút đi đường xóc nảy, thì cũng đến được nơi tổ chức chợ phiên. Trong ánh sáng vừa hửng lên, em thấy từ xa nhấp nhô những mái lều được dựng bằng gỗ của người bán hàng. Càng đến gần, âm thanh cười nói xôn xao lại vang càng thêm rõ. Vào đến chợ, em bất ngờ vô cùng với quy mô ở đây. Bởi có rất nhiều các dãy nhà bán hàng, chưa kể những người trải bạt ngồi rải rác nữa. Đủ thứ mặt hàng ở đây được bày bán. Thứ gì cũng có từ đồ ăn, áo quần đến các vật dụng trong nhà. Thứ gì cũng mang những màu sắc tươi mới. Theo chân bà đi mua đồ, mà em cứ phải bất ngờ mãi thôi. Em thích nhất, là những chỗ bán đồ ăn. Toàn các món lạ, món nào cũng nóng hổi, thơm ngon. Em như được lạc vào một xứ sở mới, với đầy màu sắc và tiếng cười rộn rã. Ai ai cũng hiền lành, tốt bụng và nhiệt tình cả.

Chợ phiên hôm ấy đã in sâu vào trái tim của em. Khiến em thích thú và nhớ mãi.

Mẫu viết bài văn tả cảnh chợ tết lớp 6 – Mẫu số 3

Sáng nay, em háo hức thức dậy từ sớm, để theo bà đi phiên chợ Tết họp ở đầu làng.

Hôm nay đã là 23 tháng Chạp rồi, nên thời tiết rất là “xuân”. Trong cái không khí lạnh lẽo, là những đợt mưa xuân thỉnh thoảng vương qua vai áo. Ánh nắng mặt trời ấm áp thì chỉ le lói mà thôi. Chỉ thoáng cái, lại bị mây mù che đi.

Khi em và bà đến nơi, phiên chợ đã đông lắm rồi. Cả một vùng đê rộng lớn đã phủ đầy những gian hàng rực rỡ. Người kĩ thì đến sớm dựng chòi, người hào sảng thì chỉ cần trải bạt ra rồi bày hàng lên là được. Về hàng hóa thì đa dạng vô cùng, nhưng đều có điểm chung là dùng cho ngày Tết. Từ thịt cá, rau củ, đến hoa quả, áo quần, giày dép. Rồi cả đủ thứ vật dụng trong nhà cho mọi người sắm sửa như dao thớt, chăn gối, tủ chậu… Cùng các món đồ dành riêng cho bàn thờ tổ tiên như vàng mã, lư hương, cát trắng… Cái gì cũng có, cũng nhiều.

Hấp dẫn và đông vui nhất, vẫn cứ là các gian hàng bày bán đồ phụ kiện trang trí cho ngày Tết. Dù giàu nghèo hay bao nhiêu tuổi, người ta vẫn say sưa với cái gọi là đón Tết. Ai ai đến chợ cũng ghé qua các quầy này, mua đôi câu đối, đĩnh vàng, đòn bánh chưng nhỏ về treo lên cửa, cành đào, cành mai cho có không khí xuân.

Em với bà chơi ở chợ phiên mãi, đến cả quá trưa mới bịn rịn trở về. Không khí ở đó vui tươi quá, nhộn nhịp quá khiến em quên cả cơn đói. Lúc về nhà, tay cầm lỉnh đỉnh đủ thứ đồ, mà em vẫn nuối tiếc ngoái lại nhìn phiên chợ ở đằng xa mãi. Một chút gì đó luyến lưu cứ chộn rộn mãi trong lòng em.

Xem thêm:  Mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện môn Ngữ văn lớp 8? Kỷ luật học sinh lớp 8 theo các hình thức nào?

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu viết bài văn tả cảnh chợ tết lớp 6?

Mẫu viết bài văn tả cảnh chợ tết lớp 6 ngắn gọn và điểm cao? Những hành vi nào mà học sinh lớp 6 không được làm? (Hình ảnh từ Internet)

Những hành vi nào mà học sinh lớp 6 không được làm?

Căn cứ theo Điều 37 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về 07 hành vi học sinh không được làm bao gồm:

(1) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

(2) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

(3) Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

(4) Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

(5) Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

(6) Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

(7) Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu đánh giá kết quả rèn luyện và học tập ở học sinh lớp 6 bao gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định yêu cầu đánh giá kết quả rèn luyện học sinh lớp 6 như sau:

Xem thêm:  Trường đại học thực hiện liên kết đào tạo bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy bao nhiêu phần trăm?

– Đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

– Đánh giá bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan.

– Đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

– Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh với nhau



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt