Mẫu soạn bài Mây và Sóng lớp 6
Câu 1: Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì?
Bài thơ là lời kể chuyện của cậu bé với mẹ. Cậu bé kể với mẹ về cuộc trò chuyện của mình với người trên mây và người trong sóng, rằng họ rủ cậu chơi những trò chơi thú vị, hấp dẫn, nhưng cậu vẫn lựa chọn ở lại và chơi cùng với người mẹ của mình.
Câu 2: Qua lời trò chuyện của những người “trên mây” và “trong sóng”, thế giới của họ hiện lên như thế nào?
Qua lời kể thế giới của thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” như sau:
– Xa xôi, rộng lớn, chứa đựng những điều bí ẩn.
– Tươi đẹp, rực rỡ, lung linh, huyền ảo (ánh sáng mặt trời vàng buổi bình minh, ánh sáng vầng trăng bạc khi đêm về)
– Vui vẻ và hạnh phúc (chỉ có ca hát và rong chơi khắp chốn từ khi thức dậy cho đến chiều tà)
Đối với cậu bé thế giới đó vô cùng hấp dẫn, gợi những khát khao được khám phá, được ngao du ở những cứ sở xa xôi.
Câu 3: Câu hỏi “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?” thể hiện tâm trạng gì?
Qua hai câu hỏi đó, em bé mong muốn được đến những nơi ấy. Trong câu hỏi của em bé ẩn chứa niềm háo hức, thiết tha, mong muốn được lãng du tới những xứ sở thần tiên, được rong ruổi khắp nơi, được vui với những trò chơi thú vị, hấp dẫn.
Câu 4: Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”?
Lý do em bé từ chối là vì:
– Với em bé, điều quan trọng và có ý nghĩa hơn những cuộc rong chơi, phiêu lưu chính là người mẹ đang mong chờ em ở nhà. Mẹ đã luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho em, nên lúc nào em cũng muốn ở bên cạnh mẹ.
– Mẹ yêu em nên luôn mong muốn em ở bên mẹ, làm mẹ vui và được mẹ yêu thương, che chở là niềm hạnh phúc không gì sánh bằng.
Câu 5: Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?
– Các trò chơi em bé tạo ra
+ Con đóng vai mây, mẹ đóng vai trăng để con lấy tay trùm lên người mẹ
+ Con đóng vai sóng, mẹ đóng vai bờ biển, con sẽ lăn vào lòng mẹ
– Tình cảm của em bé dành cho mẹ
+ Em bé luôn muốn ở bên mẹ, vui chơi với mẹ, sẵn sàng từ chối các trò chơi hấp dẫn
+ Em bé tự nghĩ ra các trò chơi để mẹ có thể chơi với mình, để hai mẹ con gần gũi nhau hơn
– Tình cảm của mẹ dành cho em bé
+ Mẹ muốn được chăm sóc, chở che, ôm ấp con vào lòng (thể hiện qua việc người con nói rằng mẹ đang chờ ở nhà, mẹ luôn muốn mình ở nhà)
+ Trong các trò chơi, mẹ luôn dõi theo bước con đi (vầng trăng), và luôn bao dung ôm ấp, vỗ về con (bờ biển)
Câu 6: Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ?
Vì tác phẩm đã thể hiện cảm xúc, thế giới nội tâm. Trong thực tế, hình thức thơ không quy định số tiếng trong một dòng, không có vần,… được gọi là thơ văn xuôi. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện về cuộc trò chuyện của em với những người “trên mây” và “trong sóng” để bày tỏ tình cảm của em với mẹ. Và nhà thơ mượn câu chuyện của em để bày tỏ tình cảm yêu mến thiết tha đối với trẻ thơ, với thiên nhiên, với cuộc đời bình dị.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt

Giới thiệu tác giả cho website THPT Phạm Kiệt Sơn Hà
Tên tác giả: Khanh Nguyễn
Vai trò: Biên tập viên nội dung, người phụ trách thông tin và tin tức của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà.
Giới thiệu:
Khanh Nguyễn là người chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, sự kiện và hoạt động quan trọng của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà. Với tinh thần trách nhiệm cao, tác giả mang đến những bài viết chất lượng, phản ánh chính xác những chuyển động trong nhà trường, từ các hoạt động đoàn thể đến công tác giảng dạy và thành tích của học sinh, giáo viên.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông, Khanh Nguyễn cam kết cung cấp những thông tin hữu ích, giúp phụ huynh, học sinh và giáo viên nắm bắt nhanh chóng các sự kiện quan trọng tại trường. Đặc biệt, tác giả luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các phong trào thi đua, công tác đoàn thể và những thành tích nổi bật của trường trong từng năm học.
Lĩnh vực phụ trách:
Cập nhật tin tức về các hoạt động giáo dục tại trường.
Thông tin về các sự kiện, hội nghị, đại hội quan trọng.
Vinh danh thành tích của giáo viên, học sinh.
Truyền tải thông điệp của nhà trường đến phụ huynh và học sinh.