Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 mới nhất? Các bước tiến hành lựa chọn sách giáo khoa ở cấp tiểu học là gì?

Tổng hợp các mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 mới nhất? Các bước...



Tổng hợp các mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 mới nhất? Các bước tiến hành lựa chọn sách giáo khoa ở cấp tiểu học là gì?







Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 mới nhất?

*Dưới đây là mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 mới nhất mà các thầy cô giáo có thể tham khảo nhé!

Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 mới nhất?

1.1 Mẫu nhận xét về năng lực đặc thù chung 2025

– Em có năng lực tính toán tốt, cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. Em mô tả tốt sự vật, sự việc bằng ngôn ngữ nói, viết.

– Em có năng lực ngôn ngữ phát triển, có tiến bộ về năng lực tính toán. Em biết suy luận, trình bày, giải quyết tình huống đơn giản.

– Em biết yêu lao động, có ý chí vượt khó; có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.

– Em có năng lực tính toán nhanh, làm việc khoa học, biết giữ gìn sức khoẻ của bản thân và người thân trong gia đình.

– Em có năng lực ngôn ngữ phát triển, năng lực tính toán tốt, cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ, có ý thức luyện tập thể dục, thể thao ở trường.

– Em có năng lực tính toán tốt, năng lực đọc hiểu có tiến bộ. Em cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ.

– Em có tiến bộ về kĩ năng đọc và tính toán. Em thực hiện tốt các biện pháp giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khoẻ bản thân.

– Em có năng lực tính toán, trình bày sự vật bằng ngôn ngữ nói và viết có tiến bộ. Em biết bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bản thân.

– Em có khả năng trình bày nội dung cần trao đổi rõ ràng và ngắn gọn. Em tính toán nhanh, cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ.

– Em trình bày sự vật bằng ngôn ngữ nói và viết tốt, có tiến bộ về năng lực tính toán. Em biết bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bản thân.

– Em có năng lực ngôn ngữ phát triển, có tiến bộ về năng lực tính toán. Em cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ.

– Em có năng lực tính toán tốt, cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. Em diễn đạt mạch lạc nội dung yêu cầu khi nói và viết.

– Em phân biết tốt văn bản truyện và thơ, thực hiện được các thao tác tư duy toán học. Em có kĩ năng quan sát tốt, chọn lọc màu sắc hài hoà khi vẽ tranh.

– Em xác định tốt mô hình toán học qua biểu đồ tranh, nhận biết được các nhân vật trong bài đọc. Em tích cực tham gia hoạt động rèn luyện thể chất, biết thu thập thông tin theo yêu cầu.

– Em có năng lực giải quyết vấn đề toán học tốt, trình bày rõ ràng đúng trọng tâm khi nói, viết rành mạch.

– Em có năng lực tính toán tốt, cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. Em biết giữ gìn vệ sinh cá nhân để bảo vệ sức khoẻ bản thân.

– Em có khả năng trình bày nội dung cần trao đổi rõ ràng, biết cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. Em cần rèn kĩ năng tính toán.

– Em cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ,biết giữ gìn sức khoẻ của bản thân. Em cần rèn kĩ năng tính toán và trình bày rõ ràng.

1.2 Mẫu nhận xét năng lực tự chủ và tự học

Em biết tự phục vụ bản thân.

Em chuẩn bị tốt đồ dùng, sách vở học tập.

Em chấp hành tốt nội qui lớp học.

Em chuẩn bị tốt bài học, bài làm trước khi đến lớp.

Em biết giữ gìn vệ sinh thân thể.

Em bố trí thời gian học tập ở nhà phù hợp.

Em có ý thức tự giác cao trong học tập.

Em có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Em biết ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng .

Em sắp xếp thời khóa biểu hợp lí.

Em luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao.

Em thực hiện tốt một số việc phục vụ cho bản thân.

Em có ý thức tự phục vụ cá nhân tốt.

Em tự giác hoàn thành tốt công việc được giao.

Em biết tự chuẩn bị và tích cực tập luyện.

Em biết giữ gìn tốt sách vở và đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng.

Em có ý thức cao, biết giữ vệ sinh chung ở trường, lớp.

Em có ý thức tự học và tự chủ trong mọi vấn đề.

Em luôn cố gắng tự phục vụ bản thân.

Em biết tự thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập.

Em biết cách nêu câu hỏi và tự trả lời.

Em có khả năng tự thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Em có khả năng phối hợp nhóm để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Em có khả năng sáng tạo, tự thực hiện nhanh các bài tập.

Em có khả năng tự học và tự chủ bản thân .

Em có khả năng báo cáo kết quả làm việc của nhóm với giáo viên.

Em có khả năng họp nhóm tốt với các bạn.

Em có khả năng tự học một mình.

Em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

Em biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.

Em biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập.

Em nên chủ động chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.

Em biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập nhưng còn chậm.

Em bước đầu biết tự học, cần thường xuyên duy trì năng lực tự học.

Em tự giác thực hiện nhiệm vụ học nhưng kết quả chưa cao

Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao.

Em chưa có ý thức tự học, cần rèn luyện thêm em nhé.

Em nên tự giác hơn trong việc học nhé.

Em chưa biết tự hoàn thành bài, cần sự trợ giúp từ người lớn .

Em biết tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời từ bạn bè.

Em cần có ý thức tự giác hơn trong học tập .

Em tự biết hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

Em cần sắp xếp sách vở, đồ dùng trên lớp ngăn nắp hơn.

Em bước đầu có ý thực tự phục vụ.

Em còn hay quên sách vở, đồ dùng học tập.

Em chuẩn bị bài trước khi đến lớp chưa chu đáo.

Em cần giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận hơn.

Em có khả năng tự học nhưng kết quả chưa cao, cố gắng hơn nhé.

Xem thêm:  Có các hội đồng nào trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?

1.3 Mẫu nhận xét năng lực Giao tiếp và hợp tác

Em hòa đồng với bạn bè.

Em biết chia sẻ, hợp tác với bạn.

Em mạnh dạn khi làm việc trong nhóm.

Em biết lắng nghe người khác.

Em biết chia sẻ với mọi người.

Em trình bày ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi.

Em có giọng nói rõ ràng, thể hiện sự tự tin.

Em có sự tiến bộ trong giao tiếp so với trước.

Em ứng xử thân thiện, biết chia sẻ với mọi người.

Em biết tranh thủ sự đồng thuận của tập thể.

Em biết thể hiện sự thân thiện, hòa đồng với bạn bè.

Em biết thể hiện tinh thần đồng đội khi làm việc chung với bạn.

Em có ý thức cộng đồng cao và biết chia sẻ.

Em biết giúp đỡ bạn bè trong học tập để cùng tiến bộ.

Em biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh.

Em biết thắc mắc với giáo viên khi chưa hiểu bài ngay tại lớp.

Em biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

Em trình bày rõ ràng, mạch lạc.

Em biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng.

Em biết trình bày ý kiến của mình trước đám đông.

Em biết chia sẻ, giúp đỡ với bạn bè.

Em ứng xử thân thiện trong khi làm việc với các bạn.

Em nên mạnh dạn hơn khi làm việc với các bạn.

Em hợp tác tốt với bạn.

Em biết phối hợp tốt với bạn khi làm việc trong nhóm, lớp.

Em biết chia sẻ công việc với các bạn trong nhóm.

Em có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm rất tốt.

Em biết tổ chức, hợp tác nhóm có hiệu quả.

Em giao tiếp tốt, nói to., diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.

Em biết lắng nghe ý kiến bạn bè.

Em trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.

Em trình bày ý kiến trọng tâm khi trao đổi với nhóm, lớp.

Em tổ chức, giao tiếp và hợp tác nhóm có hiệu quả.

Em phối hợp tốt với các bạn trong nhóm.

Em biết lắng nghe người khác, hợp tác cùng với bạn tốt.

Em thể hiện sự tốt sự thân thiện, hòa đồng với bạn bè.

Em biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn rất tốt.

Em biết thể hiện sự thân thiện và hợp tác tốt với bạn bè.

Em chấp hành tốt sự phân công trong sinh hoạt nhóm.

Em biết giao tiếp, hợp tác với bạn nhưng cần nói to, rõ ràng hơn nhé.

Em cần mạnh dạn chia sẻ cùng với bạn trong học tập .

Em chưa mạnh dạn trong giao tiếp, hợp tác.

Em chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến.

Em còn rụt rè trong giao tiếp.

Em chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến.

Em cần tích cực giúp đỡ bạn bè cùng học tốt.

Em nên mạnh dạn hơn trong giao tiếp, cần luyện nói to hơn.

Em cần lắng nghe ý kiến bạn bè trước khi đánh giá sự việc.

Em nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng ý kiến của mình nhé!

Em nên trình bày ý kiến trọng tâm khi trao đổi với nhóm, lớp

Xem thêm:  Từ 14/02/2025, việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường phải bảo đảm yêu cầu gì?

1.4 Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về thể chất

Em giữ gìn vệ sinh thân thể đúng cách.

Em tự giác tập luyện thể dục, thể thao.

Em lựa chọn tốt tham gia hoạt động phù hợp với bản thân.

Em có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc cá nhân.

Em tự giác chia sẻ, quan tâm với mọi người.

Em lựa chọn tốt cách ăn mặc phù hợp với thời tiết.

Em tích cực tham gia cổ vũ, động viên bạn.

Em thực hiện tốt các biện pháp giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khoẻ.

Em tự giác vệ sinh cá nhân đúng cách.

Em giữ vệ sinh môi trường sống xanh, sạch.

Em thực hiện tốt các biện pháp giữ gìn vệ sinh phòng bệnh.

Em nêu được các biện pháp giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khoẻ.

Em biết lựa chọn cách ăn mặc phù hợp với thời tiết.

Em biết giữ gìn vệ sinh thân thể.

Em biết tập luyện thể dục, thể thao.

Em biết lựa chọn tham gia hoạt động phù hợp với bản thân.

Em biết điều chỉnh cảm xúc cá nhân.

Em biết chia sẻ với mọi người.

Em biết cảm thông với mọi người.

Em tham gia cổ vũ, động viên bạn.

Em biết chọn lựa các hoạt động phù hợp với sức khoẻ.

Em biết vệ sinh cá nhân đúng cách.

Em biết cách giữ vệ sinh môi trường.

Em biết nêu các biện pháp giữ gìn vệ sinh phòng bệnh.

*Lưu ý: Thông tin về mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 mới nhất chỉ mang tính chất tham khảo./.

Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 mới nhất? Các bước tiến hành lựa chọn sách giáo khoa ở cấp tiểu học là gì?

Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 mới nhất? Các bước tiến hành lựa chọn sách giáo khoa ở cấp tiểu học là gì? (Hình từ Internet)

Các bước tiến hành lựa chọn sách giáo khoa ở cấp tiểu học là gì?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT thì quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong trường tiểu học như sau:

Bước 1: Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của trường tiểu học; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn

– Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;

Xem thêm:  Mẫu văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11? Đánh giá kết quả rèn luyện học kì của học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT?

– Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của trường tiểu học (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;

– Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;

– Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.

Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn.

Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai.

Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.

Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;

– Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

Bước 3: Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên;

Tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

Bước 4: Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định.

Bước 5: Trường tiểu học lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ gồm:

– Quyết định thành lập Hội đồng của trường tiểu học;

– Biên bản họp Hội đồng theo quy định;

– Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của trường tiểu học.

Lựa chọn sách giáo khoa ở cấp tiểu học phải lựa trong danh mục đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đúng không?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT thì nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa trong trường tiểu học như sau:

– Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục.

– Mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) được thực hiện ở cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là môn học).

– Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.

Như vậy, đối chiếu quy định thì lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt