Trình bày mẫu nhận xét học sinh lớp 6 theo Thông tư 22 mới nhất? Học sinh lớp 6 quá 01 tuổi thì trái với quy định hay không?
Mẫu nhận xét học sinh lớp 6 theo Thông tư 22 mới nhất?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/BGDĐT cũng có quy định về đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 theo môn học, cụ thể đánh giá theo các mức sau:
– Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.
– Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
*Dưới đây là mẫu nhận xét học sinh lớp 6 theo Thông tư 22 mới nhất:
Mẫu nhận xét chung về năng lực lớp 6 theo Thông tư 22 mới nhất? Mức Đạt: Tập trung vào sự tiến bộ: “Em [Tên học sinh] đã có những tiến bộ đáng kể trong học kỳ này. Đặc biệt, em đã cải thiện khả năng [Ví dụ: làm toán, viết văn] rất nhiều. Thầy/cô rất vui khi thấy sự nỗ lực của em.” Khuyến khích sự tò mò: “Em luôn đặt ra những câu hỏi thú vị và thể hiện sự ham học hỏi. Thầy/cô khuyến khích em tiếp tục tìm tòi và khám phá.” Đưa ra gợi ý cụ thể: “Để nâng cao kết quả học tập, thầy/cô gợi ý em nên [Ví dụ: tham gia các câu lạc bộ khoa học, đọc thêm sách tham khảo, hoặc làm thêm các bài tập nâng cao]. Điều này sẽ giúp em mở rộng kiến thức và phát triển kỹ năng.” Liên kết với thực tế: “Những kiến thức em học được ở trường sẽ rất hữu ích trong cuộc sống. Hãy cố gắng học tập thật tốt để chuẩn bị cho tương lai nhé!” Mức Chưa đạt: Động viên nhẹ nhàng: “Thầy/cô hiểu rằng việc học tập không phải lúc nào cũng dễ dàng. Quan trọng là em luôn cố gắng hết mình.” Đưa ra lời khuyên thiết thực: “Thầy/cô gợi ý em nên [Ví dụ: lập kế hoạch học tập cụ thể, học nhóm cùng bạn bè, hoặc nhờ bố mẹ giúp đỡ]. Điều này sẽ giúp em có một lộ trình học tập rõ ràng.” Tạo động lực: “Hãy nhớ rằng, thành công đến từ sự nỗ lực không ngừng. Thầy/cô tin rằng em sẽ làm được.” Nhấn mạnh sự quan tâm: “Nếu gặp khó khăn, đừng ngần ngại hỏi thầy/cô hoặc các bạn. Chúng ta luôn sẵn lòng giúp đỡ em.” |
Mẫu nhận xét học sinh lớp 6 theo Thông tư 22 mới nhất? 1. Ngữ Văn Đạt: Em hiểu rõ nội dung bài học, biết cách phân tích tác phẩm văn học và liên hệ thực tế. Bài viết có bố cục mạch lạc, ý tứ sâu sắc, lời văn phong phú, giàu cảm xúc. Hoàn thành bài tập đúng yêu cầu, thể hiện sự sáng tạo và độc đáo trong cách viết. Chưa đạt: Em chưa nắm được ý chính của tác phẩm, bài phân tích còn lạc đề và thiếu dẫn chứng. Bài viết chưa rõ ràng, mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, và chưa đủ độ sâu trong phân tích. Chưa hoàn thành bài tập hoặc nội dung làm chưa đầy đủ, thiếu sự sáng tạo. 2. Toán Đạt: Em nắm vững kiến thức cơ bản và biết cách vận dụng linh hoạt vào bài tập. Trình bày bài toán rõ ràng, sạch đẹp, không mắc lỗi tính toán. Hoàn thành tốt các dạng bài, kể cả những bài toán nâng cao. Chưa đạt: Em chưa hiểu rõ phương pháp giải, dẫn đến làm sai hoặc bỏ sót bước quan trọng. Hay mắc lỗi tính toán cơ bản, trình bày bài làm chưa rõ ràng. Chưa hoàn thành bài tập hoặc chưa đủ nỗ lực với các bài toán khó. 3. Tiếng Anh Đạt: Em có khả năng phát âm rõ ràng, sử dụng từ vựng phù hợp và ngữ pháp chính xác. Hoàn thành tốt các bài tập kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đúng yêu cầu. Tích cực trong các hoạt động giao tiếp và thảo luận bằng tiếng Anh. Chưa đạt: Em phát âm chưa chuẩn, câu văn viết sai ngữ pháp hoặc chưa đúng ý nghĩa. Kỹ năng nghe và đọc hiểu còn yếu, thường bỏ sót thông tin quan trọng. Bài tập chưa hoàn thiện hoặc làm chưa đúng yêu cầu. 4. Tin Học Đạt: Em thực hành các thao tác trên máy tính thành thạo và đúng yêu cầu. Nắm chắc kiến thức về lý thuyết tin học, biết áp dụng vào thực tế. Hoàn thành bài thực hành một cách chính xác và sáng tạo. Chưa đạt: Em chưa làm quen tốt với các thao tác cơ bản trên máy tính, bài thực hành còn sai sót. Phần lý thuyết tin học chưa nắm rõ, trả lời chưa chính xác. Bài thực hành chưa hoàn thành hoặc làm chưa đạt yêu cầu. 5. Giáo Dục Công Dân Đạt: Em hiểu và vận dụng tốt bài học vào thực tế, thể hiện qua thái độ và hành vi đúng mực. Tích cực tham gia các hoạt động thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến rõ ràng và đúng đắn. Có ý thức tốt trong việc thực hiện nội quy trường lớp và các quy định pháp luật. Chưa đạt: Em chưa nắm rõ nội dung bài học, trả lời chưa đủ ý hoặc chưa đúng trọng tâm. Thái độ học tập còn thiếu nghiêm túc, ít tham gia vào các hoạt động thảo luận. Cần cải thiện ý thức chấp hành nội quy và tinh thần trách nhiệm. |
*Trên đây là mẫu nhận xét học sinh lớp 6 theo Thông tư 22 mới nhất.
Mẫu nhận xét học sinh lớp 6 theo Thông tư 22 mới nhất? Học sinh lớp 6 quá 01 tuổi thì trái với quy định hay không? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 6 quá 01 tuổi thì trái với quy định hay không?
Căn cứ tại Điều 35 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có qui định như sau:
Quyền của học sinh1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.5. Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT là quyền của học sinh, vậy nên học sinh lớp 6 quá quy định 1 tuổi là không vi phạm pháp luật.
Quyền của học sinh lớp 6 khi đi học là gì?
Căn cứ Điều 83 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền của học sinh lớp 6 khi đi học như sau:
– Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
– Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
– Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
– Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
– Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
– Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
– Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.
– Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
– Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
– Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt