Mẫu nghị luận trình bày ý kiến về ứng xử trên không gian mạng lớp 10? Đánh giá bằng nhận xét đối với học lớp 10 như thế nào?

Học sinh lớp 10 tham khảo mẫu nghị luận trình bày ý kiến về ứng xử trên không...



Học sinh lớp 10 tham khảo mẫu nghị luận trình bày ý kiến về ứng xử trên không gian mạng? Học sinh lớp 10 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?






Mẫu nghị luận trình bày ý kiến về ứng xử trên không gian mạng lớp 10?

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, không gian mạng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian mạng cũng đặt ra nhiều thách thức về cách ứng xử văn minh và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Dưới đây là mẫu nghị luận trình bày ý kiến về ứng xử trên không gian mạng mà học sinh có thể tham khảo.

Nghị luận trình bày ý kiến về ứng xử trên không gian mạng – Mẫu số 1:

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội đang có ảnh hưởng ngày một lớn lên đời sống hàng ngày của chúng ta. Đi cùng với sự phổ biến của mạng xã hội, vấn đề ứng xử trên không gian mạng cũng trở thành hiện tượng được nhiều người quan tâm.

Vậy thế nào là văn hóa ứng xử? Thế nào là văn hóa ứng xử trên không gian mạng? Ứng xử là ứng phó, đối xử, phản ứng của con người trước tác động của sự vật, sự việc khác. Tất cả hành động, thái độ, cử chỉ và cách giao tiếp giữa người với người đều tạo nên văn hóa ứng xử. Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến với nhiều chức năng khác nhau, mọi người có thể dễ dàng kết nối tại bất kỳ nơi nào bằng thiết bị điện tử như điện thoại thông minh hay máy tính. Văn hóa ứng xử trên không gian mạng có thể hiểu là tất cả những hành động của con người trên mạng xã hội, từ việc đăng tải thông tin, bình luận hay tương tác với người khác.

Hưởng ứng làn sóng công nghệ 4.0, mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Theo khảo sát, hầu hết người dân Việt Nam có sử dụng ít nhất một mạng xã hội. Một vài nền tảng phổ biến như Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở nhiều độ tuổi khác nhau. Mạng xã hội như một thế giới ảo, tại đây mọi người có thể chia sẻ hình ảnh, âm thanh, và giao lưu, tương tác, cũng chính từ những hành động ấy đã nảy sinh ra ứng xử trên không gian mạng. Bên cạnh các hành xử văn minh, có không ít các hành động khiếm nhã như miệt thị, chửi rủa, và thậm chí các hành vi lừa đảo.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này là do ý thức của một bộ phận người dùng mạng xã hội chưa tốt, suy nghĩ nông cạn, bốc đồng, thường xuyên công kích các cá nhân, tổ chức trên mạng. Hơn nữa, các nhà mạng kiểm soát chưa thật sự chặt chẽ, hành lang pháp lý về không gian mạng còn thiếu sót dẫn đến những sự việc đáng tiếc xảy ra trên mạng xã hội. Một trong những sự việc đáng tiếc ấy có thể kể đến vụ việc tại Trung Quốc, giữa năm 2021, một gái trẻ đã tự tử bằng thuốc sâu ngay trong buổi phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội khi chia sẻ về căn bệnh trầm cảm mình mắc phải. Đáng nói ở đây là phần bình luận trực tiếp, có rất nhiều dân cư mạng cổ vũ ý định tự sát của cô gái với nội dung “chết đi”, “uông ngay đi”…

Để xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng văn minh hơn, các nhà mạng cần có giải pháp nhằm thanh lọc thông tin trên mạng xã hội, có biện pháp cảnh cáo, ngăn chặn những hành vi và người dùng vô văn hóa. Quan trọng hơn cả, mỗi cá nhân phải có ý thức cư xử văn minh, lịch sự trên không gian mạng, tuyên truyền đến mọi người về văn hóa ứng xử văn minh, tốt đẹp.

Thế giới số, không gian mạng có thể là ảo nhưng tác động của nó là thật. Mạng xã hội là công cụ giúp con người sát gần nhau hơn, mang đến những lợi ích to lớn. Tuy nhiên chúng ta cần sử dụng chúng một cách đúng đắn và thông minh, cư xử lịch sự và văn hóa để cùng chung tay xây dựng một không gian mạng lành mạnh, tốt đẹp hơn.

Xem thêm:  Điển tích điển cố là gì? Đặc điểm và tác dụng của điển tích điển cố? Những kiến thức văn học mà học sinh lớp 9 được học là gì?

Nghị luận trình bày ý kiến về ứng xử trên không gian mạng – Mẫu số 2:

Ngày nay, internet phát triển thịnh vượng kèm theo đó là sự ra đời của rất nhiều mạng xã hội khác nhau. Một thực trạng đang diễn ra đó là các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội rất nhiều và rất phổ biến, kéo theo đó là các vấn đề về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ cũng gây nhiều vấn đề nhức nhối.

Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội. Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau. Mạng xã hội như một thế giới ảo mà ở đó con người có thể giao lưu, tương tác với nhau, từ đó cũng hình thành nên nhiều cách cư xử: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có.

Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải kể đến ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn mình được chú ý. vì khi được nhiều người chú ý sẽ trở nên nổi tiếng. Hiện nay có rất nhiều “ngôi sao” bước ra từ việc nổi tiếng trên mạng xã hội nên dẫn đến việc nhiều bạn trẻ hùa theo đó. Một nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…

Việc sử dụng mạng gây ra nhiều hậu quả khôn lường: đã có nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác. Bên cạnh đó, chúng ta cần có một cách ứng xử trên mạng xã hội văn minh và thông thái.

Mọi thứ đều có hai mặt lợi và hại, sử dụng chúng ra sao cho hợp lí là lựa chọn của mỗi người. Chúng ta hãy góp một phần công sức nhỏ bé để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh, lành mạnh, đẹp đẽ hơn.

Xem thêm:  Ôn thi học kì môn Tiếng Việt lớp 4? Việc giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4 có mục tiêu là gì?

Lưu ý: Nội dung Mẫu nghị luận trình bày ý kiến về ứng xử trên không gian mạng lớp 10? chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu nghị luận trình bày ý kiến về ứng xử trên không gian mạng lớp 10? Đánh giá bằng nhận xét đối với học lớp 10 như thế nào?

Mẫu nghị luận trình bày ý kiến về ứng xử trên không gian mạng lớp 10? Đánh giá bằng nhận xét đối với học lớp 10 như thế nào? (Hình từ Internet)

Đánh giá bằng nhận xét đối với học sinh lớp 10 như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá bằng nhận xét đối với học lớp 10 như sau:

– Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

– Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.

– Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.

– Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.

Xem thêm:  Các phương pháp luyện gõ bàn phím 10 ngón nhanh nhất? Môn tin học là môn học bắt buộc từ lớp mấy?

Đánh giá bằng nhận xét đối với môn học của học sinh lớp 10 theo mức nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá bằng nhận xét đối với môn học của học sinh lớp 10 theo 02 mức như sau:

– Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

– Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt