Tải vể tham khảo ngay mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT? Hướng dẫn ghi mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm?
Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT? Hướng dẫn ghi mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm?
Các em học sinh có thể tham khảo ngay mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT dưới đây:
Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT:
[Tên trường]
BẢN TỰ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Họ và tên học sinh:
Lớp:
Kính gửi: Thầy/Cô giáo chủ nhiệm
Em tên là ……………………………………………………………………………., học sinh lớp ……………………………………………………………………………. của trường ……………………………………………………………………………. Em xin tự đánh giá bản thân về hạnh kiểm trong học kỳ/năm học vừa qua như sau:
Ưu điểm:
Em luôn chấp hành tốt nội quy của nhà trường và lớp.
Em tích cực tham gia các hoạt động của lớp, trường.
Em có mối quan hệ tốt với thầy cô và bạn bè.
Em luôn cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức.
… (Các ưu điểm khác của em)
Khuyết điểm:
Em đôi khi còn lơ là trong việc học bài.
Em chưa thực sự chủ động trong một số hoạt động.
Em còn mắc một số lỗi nhỏ như…
… (Các khuyết điểm cần khắc phục)
Tự đánh giá:
Qua một học kỳ/năm học, em nhận thấy mình đã có nhiều tiến bộ trong việc rèn luyện đạo đức và tu dưỡng bản thân. Tuy nhiên, em vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Em hứa sẽ cố gắng hơn nữa trong học kỳ/năm học tới để đạt được kết quả tốt hơn.
Kính mong thầy/cô giáo cho em lời khuyên để em hoàn thiện bản thân hơn.
Học sinh
>>> Tải về Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT
>>> Tải về Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT
Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT? Hướng dẫn ghi mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm? (Hình từ Internet)
Giáo viên bộ môn đánh giá học sinh THPT định kì theo sự phân công của ai?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định về trách nhiệm của giáo viên bộ môn trong đánh giá học sinh THPT như sau:
– Thực hiện đánh giá thường xuyên; tham gia đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên).
– Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số); tổng hợp mức đánh giá (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kì, cả năm học; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh.
– Cung cấp thông tin nhận xét về kết quả rèn luyện của học sinh cho giáo viên chủ nhiệm.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì việc thực hiện đánh giá thường xuyên giáo viên sẽ tham gia đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng.
Giáo viên bộ môn căn cứ vào đâu để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh THPT?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh1. Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinha) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.b) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.c) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này….
Như vậy, Giáo viên bộ môn căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh THPT trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
Bên cạnh đó tại hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi và đánh giá học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có hướng dẫn như sau:
Giáo viên bộ môn cần trực tiếp ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) đầy đủ các thông tin cần thiết của môn học do giáo viên phụ trách, khớp với các thông tin trong sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học sinh đối với từng môn học.
Trường hợp có nhiều giáo viên cùng tham gia dạy học thì các giáo viên môn học cùng kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học sinh đối với từng môn học.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt