Học sinh lớp 10 tham khảo mẫu bài văn nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập? Học sinh lớp 10 được đánh giá kết quả học tập theo những mức nào?
Mẫu bài văn nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập lớp 10?
Động cơ học tập là yếu tố quan trọng quyết định thái độ, phương pháp và hiệu quả của quá trình học tập. Khi có động cơ học tập đúng đắn, mỗi người không chỉ có thêm nguồn cảm hứng để chinh phục tri thức mà còn biết định hướng cho tương lai của mình một cách rõ ràng và tích cực. Dưới đây là mẫu bài văn nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mà học sinh có thể tham khảo.
Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập – Mẫu số 1:
Động cơ học tập là một khái niệm quan trọng với mỗi người trong việc xác định mục tiêu và phấn đấu để đạt được kết quả học tập tốt. Nó là một yếu tố quyết định sự thành công trong học tập của mỗi người. Động cơ học tập được hình thành dần dần và có thể là động cơ bên trong hoặc bên ngoài. Với động cơ học tập, mỗi người sẽ có một phương hướng học tập rõ ràng, mục tiêu học tập đúng đắn để từ đó phấn đấu để hoàn thành giấc mơ của mình. Đối với những người có động cơ học tập tốt, họ sẽ có tinh thần chăm chỉ, trách nhiệm trong việc học tập và luôn luôn đạt được kết quả cao. Ngược lại, những người không có động cơ học tập rõ ràng sẽ không đạt được kết quả học tập như mong muốn. Việc hình thành động cơ học tập không phải là một quá trình nhanh chóng. Nó được tích lũy dần dần trong quá trình học tập và chỉ khi nào mỗi người đã có nhận thức, suy nghĩ đúng đắn về việc học của mình thì động cơ học tập mới thực sự rõ ràng. Ngoài ra, động cơ học tập có thể được chia thành hai loại: động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong là mục tiêu phấn đấu mà người học đặt ra cho mình, trong khi động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và có tác động không nhỏ đến người học. Động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người trong việc xác định mục tiêu và phấn đấu để đạt được kết quả học tập tốt. Việc có một động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp mỗi người có một phương hướng, mục tiêu học tập rõ ràng để từ đó hoàn thành giấc mơ của mình. |
Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập – Mẫu số 2:
“Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc.” Đây là một câu ngạn ngữ của Gruzia. Đúng như vậy, đích đến cuối cùng của cuộc đời có lẽ là hạnh phúc và để đến được hạnh phúc, điều đầu tiên chúng ta cần làm là phải học tập. Nhưng học tập như nào mới có thể trở thành người có ích, phân biệt được đúng sai và khiến cuộc sống tốt đẹp hơn? Câu trả lời là cần phải có động cơ học tập đúng đắn. Động cơ học tập là những tác nhân kích thích, tác động một cách tích cực tới việc học tập của người học, để người học có thể đạt được mục tiêu học tập đã đề ra. Động cơ học tập của mỗi người không giống nhau. Có người có mục tiêu học tập để trở thành bác sĩ và động cơ học tập ở đây là vì muốn chữa bệnh cho người thân, có người có mục tiêu học tập để nhận được học bổng và động cơ học tập trong trường hợp này là để có tiền sinh hoạt,… Chúng ta bắt đầu việc học tập từ khi còn nhỏ, thậm chí từ khi chúng ta bắt đầu học đi, học nói, đấy cũng là đang học tập. Nhưng động cơ học tập không xuất hiện cùng lúc với học tập. Mà trong quá trình tiếp thu tri thức, chúng ta dần dần mới phát hiện ra được thứ gì thôi thúc mình, để mình học tập. Ví dụ như những ngày chúng ta đi học mẫu giáo hay tiểu học, độ tuổi đó còn nhỏ nên chưa thể hiểu hoặc không hiểu rõ động cơ học tập là gì mà chỉ biết ngày ngày đến trường là một việc bắt buộc, nhưng rồi khi lên cấp 3, chúng ta đã xác định được động cơ học tập của mình, đó là để đỗ đại học mình muốn, làm nghề mình thích. Đây là kết quả cuộc cả một quá trình học tập từ bé để chúng ta có thể nhìn nhận xung quanh, xác định thứ mình muốn là gì? Từ đó xác định được động cơ học tập đúng đắn. Động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng, có thể nhận thấy, dù động cơ học tập là gì thì đều hướng con người đến với những điều tốt đẹp hơn, nó như đôi cánh giúp cho người học có thể hiện thực hóa ước mơ và mong muốn của mình. Để có được động cơ học tập đúng đắn, mỗi người học phải có cái nhìn bao quát trong cuộc sống, để xác định chính xác động cơ học tập của riêng mình. Rồi từ đó, tạo nên sự hứng thú với việc học tập và tìm ra phương pháp học phù hợp, đạt được kết quả tốt. Tầm quan trọng của động cơ học tập là không thể chối cãi. Mỗi người cần phải có riêng cho mình một động cơ học tập đúng đắn, điều này không chỉ giúp ích cho việc học tập mà còn giúp chúng ta phát triển toàn diện hơn về tư duy và hành động trong cuộc sống, vì trong bất cứ một việc gì, cũng cần có mục tiêu. |
Lưu ý: Nội dung Mẫu bài văn nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập lớp 10? chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu bài văn nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập lớp 10? Đánh giá kết quả học tập cả năm học của học sinh lớp 10 theo các mức nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá kết quả học tập cả năm học của học sinh lớp 10 theo các mức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học, theo đó đánh giá kết quả học tập trong cả năm học của học sinh lớp 10 theo các mức như sau:
(1) Mức Tốt:
– Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
– Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
(2) Mức Khá:
– Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
– Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.
(3) Mức Đạt:
– Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
– Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.
(4) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Số lượng bài đánh giá thường xuyên của học sinh lớp 10 trong học kì?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định số lượng bài đánh giá thường xuyên của học sinh lớp 10 trong học kì như sau:
Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học, như sau:
– Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.
– Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:
+ Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.
+ Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.
+ Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt