Mã định danh trên cơ sở dữ liệu toàn ngành là gì? Học sinh tra cứu mã định danh như thế nào?

Mã định danh trên cơ sở dữ liệu toàn ngành là gì? Hướng dẫn học sinh tra cứu...



Mã định danh trên cơ sở dữ liệu toàn ngành là gì? Hướng dẫn học sinh tra cứu mã định danh?






Mã định danh trên cơ sở dữ liệu toàn ngành là gì?

Theo Điều 2 Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT quy định:

Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:1. Cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là tập hợp dữ liệu số hóa thông tin quản lý về giáo dục và đào tạo (gồm dữ liệu về trường học, dữ liệu về lớp học, dữ liệu về cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên, giảng viên, và nhân viên, dữ liệu về người học, dữ liệu về chương trình giáo dục, dữ liệu về cơ sở vật chất trường học và các dữ liệu liên quan khác) do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và quản lý.2. Mã định danh cho một đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là một chuỗi ký tự dùng để định danh duy nhất cho đối tượng đó trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.3. Tài khoản trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo gồm hai thông tin chính là tên đăng nhập và mật khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp để đăng nhập, báo cáo và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu. Có hai loại tài khoản là tài khoản quản trị dùng để quản trị cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền và tài khoản khai thác sử dụng dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.

Đồng thời, tại Điều 10 Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT quy định mã định danh cơ sở dữ liệu toàn ngành như sau:

Mã định danh trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo1. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã định danh các đối tượng quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo sử dụng thống nhất trong ngành giáo dục bao gồm: Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học. Mã định danh của cơ sở giáo dục do sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý cấp từ lần tạo lập thông tin đầu tiên về cơ sở giáo dục đó trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.2. Mã định danh của mỗi đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là duy nhất, được hình thành từ lần nhập dữ liệu đầu tiên và bất biến (không bị thay đổi hoặc xóa bỏ từ khi mã được sinh ra), được dùng thống nhất, xuyên suốt ở tất cả các cấp học. Mã định danh phục vụ công tác quản lý, báo cáo, kết nối dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo và các mục đích khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Như vậy, mã định danh trên cơ sở dữ liệu giáo dục toàn ngành về cơ sở giáo dục, một chuỗi ký tự duy nhất được sử dụng để định danh các đối tượng trong hệ thống quản lý giáo dục, bao gồm học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở giáo dục và các đơn vị quản lý giáo dục.

Mã định danh trên cơ sở dữ liệu toàn ngành là gì? Học sinh tra cứu mã định danh như thế nào? (Hình từ Internet)

Học sinh tra cứu mã định danh như thế nào?

Học sinh truy cập vào website của Hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo như sau:

https://truong.csdl.moet.gov.vn/

Trên đây là cách tra cứu mã định danh dành cho học sinh.

Đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT như thế nào?

Căn cứ Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT như sau:

Đối tượng dự thi gồm:

– Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;

– Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;

– Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;

– Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.

Điều kiện dự thi:

– Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn;

– Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.

Trách nhiệm của thí sinh trong buổi làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT ra sao?

Căn cứ khoản 2 Điều 21 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của thí sinh trong buổi làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT như sau:

– Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định để làm thủ tục dự thi;

– Xuất trình Thẻ Căn cước/CCCD/Hộ chiếu và nhận thẻ dự thi;

– Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho Giám thị hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời;

– Trường hợp bị mất Thẻ Căn Cước/CCCD/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt