Lời bài hát Trong Bao Nỗi Buồn Lyrics? Hợp âm bài hát Trong Bao Nỗi Buồn mới nhất? 03 mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Âm Nhạc là gì?

Lời bài hát Trong Bao Nỗi Buồn Lyrics? Hợp âm bài hát Trong Bao Nỗi Buồn mới nhất?...



Lời bài hát Trong Bao Nỗi Buồn Lyrics? Hợp âm bài hát Trong Bao Nỗi Buồn mới nhất? ba mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Âm Nhạc là gì?







Lời bài hát Trong Bao Nỗi Buồn Lyrics? Hợp âm bài hát Trong Bao Nỗi Buồn mới nhất?

Dưới đây là lời bài hát Trong Bao Nỗi Buồn:

Lời bài hát Trong Bao Nỗi Buồn

Trong bao nỗi buồn, em thích nỗi buồn nào nhất?

Và em thích nỗi buồn nào mất? Nỗi buồn nào cất?

Em bước đi trong thành phố muôn màu

Khi loài người vẫn đang cố nén muộn sầu

Vì ta, đều có vết xước hằn sâu

Có lẽ đã đến lúc hủy kết bạn

Có lẽ tình yêu này chỉ hết hạn

Có lẽ đã xuất hiện từ lâu, nhưng không thể nhìn ra bao nhiêu là vết rạn

Xóa những dòng tin không còn giá trị, chỉ muốn tập trung vào màn hình ti vi

Em cố kìm nén những giọt nước ở trên má mình, như đứa con nít đang gồng mình đi thi

Em muốn gọi cho mẹ, nhưng không biết giờ này ba mẹ có cãi nhau

Không biết đằng sau một mảnh đời, con người muốn lớn, nhất định phải đau

Em cũng đã phải từng làm quen rồi, khi em mới vừa lên mười

Những trận đòn roi vẫn ở bên đời, đó vẫn là cách mà mình nên người

Em ném suy tư lên trời, thả làn khói nương theo chiều gió bay

Giống như những hôm đầu mà lần đó em thấy mình bó tay

Có lẽ cơn đau này sẽ chóng qua

Lướt đến bên em như là bóng ma

Có lẽ phải cần thời gian.

Trong bao nỗi buồn, em thích nỗi buồn nào nhất?

Và em thích nỗi buồn nào mất? Nỗi buồn nào cất?

Em bước đi trong thành phố muôn màu

Khi loài người vẫn đang cố nén muộn sầu

Vì ta, đều có vết xước hằn sâu

Khi em thức dậy, em nhớ đến người nào nhất?

Từng giọt nước mắt em ươm nhành cây thấm sâu vào đất

Và khi ánh ban mai rọi xuống bên đời,

Em ở lại một mình nơi con tim đã chết

Nhành cây vẫn cứ thế vươn thật xa vì em

Có cuộc gọi đến, em nhìn một lúc rồi gạt qua

Biết con bạn thân cũng đang còn lo, nhưng mà nghe thì nó lại gạt ta

Em cất cơn đau nhưng lại lười dọn kho

Nhưng mà chịu thôi vì em đã chọn nó

Dù đã cố mọi thứ vẫn còn đó

Ngày ngọn gió lạnh chạm da.

Nhưng em ơi

Em có cô đơn khi một mình nhìn đêm trôi?

Đâu có vô tri như ngày còn trên nôi

Đâu có dễ dàng trao nụ cười ở trên môi

Ta có làm gì nên tội?

Nhưng mọi thứ vẫn lặp đi lặp lại

Cất sâu vào một gương mặt thương tật và tự kết thúc một chương thật dài

Đừng để nuối tiếc đó làm em vỡ tan

Đừng cố gánh vác những điều em lỡ mang

Khi tình yêu dở dang ở trong lòng tự phát

Ở cạnh bên thở than vẫn có những động từ khác

Hãy viết tiếp những điều em vẫn chưa

Hãy bước tiếp dãu trời có nắng mưa

Và hãy khóc như ngày còn thơ

Dưới đây là Hợp âm bài hát Trong Bao Nỗi Buồn:

Hợp âm bài hát Trong Bao Nỗi Buồn

[G] Trong bao nỗi buồn, em thích nỗi buồn nào [D/F#] nhất?

[Am] Và em thích nỗi buồn nào [C] mất? Nỗi buồn nào [G] cất?

[C] Em bước đi trong thành [D] phố muôn màu

[Bm] Khi loài người vẫn đang cố [E7] nén muộn sầu

[Am] Vì ta, đều có vết xước [D] hằn sâu

[G] Có lẽ đã đến lúc hủy kết bạn

[D/F#] Có lẽ tình yêu này chỉ hết hạn

[Am] Có lẽ đã xuất hiện từ lâu, nhưng không thể nhìn ra bao nhiêu là vết rạn

[C] Xóa những dòng tin không còn giá trị, chỉ muốn tập trung vào màn hình ti vi

[Bm] Em cố kìm nén những giọt nước ở trên má mình, như đứa con nít đang gồng mình đi thi

[Am] Em muốn gọi cho mẹ, nhưng không biết giờ này ba mẹ có cãi nhau

[D] Không biết đằng sau một mảnh đời, con người muốn lớn, nhất định phải đau

[G] Em cũng đã phải từng làm quen rồi, khi em mới vừa lên mười

[D/F#] Những trận đòn roi vẫn ở bên đời, đó vẫn là cách mà mình nên người

[Am] Em ném suy tư lên trời, thả làn khói nương theo chiều gió bay

[C] Giống như những hôm đầu mà lần đó em thấy mình bó tay

[Bm] Có lẽ cơn đau này sẽ chóng qua

[E7] Lướt đến bên em như là bóng ma

[Am] Có lẽ phải cần thời gian.

[G] Trong bao nỗi buồn, em thích nỗi buồn nào [D/F#] nhất?

[Am] Và em thích nỗi buồn nào [C] mất? Nỗi buồn nào [G] cất?

[C] Em bước đi trong thành [D] phố muôn màu

[Bm] Khi loài người vẫn đang cố [E7] nén muộn sầu

[Am] Vì ta, đều có vết xước [D] hằn sâu

[G] Khi em thức dậy, em nhớ đến người nào [D/F#] nhất?

[Am] Từng giọt nước mắt em ươm nhành [C] cây thấm sâu vào [G] đất

[C] Và khi ánh ban mai rọi [D] xuống bên đời,

[Bm] Em ở lại một mình nơi con [E7] tim đã chết

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Lời bài hát Trong Bao Nỗi Buồn Lyrics? Hợp âm bài hát Trong Bao Nỗi Buồn mới nhất?

Lời bài hát Trong Bao Nỗi Buồn Lyrics? Hợp âm bài hát Trong Bao Nỗi Buồn mới nhất? 03 mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Âm Nhạc là gì? (Hình ảnh từ Internet)

03 mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Âm Nhạc là gì?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT, chương trình môn Âm nhạc sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh.

Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể.

Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh.

Theo đó, 03 mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Âm nhạc gồm:

Mức độ

Động từ mô tả mức độ

Biết

Gọi được tên (hình thức biểu diễn), kể được tên (một số nhạc sĩ tiêu biểu), liệt kê được (một số loại nhạc cụ), nhắc lại được (nội dung bài hát), phát biểu được, thuộc (lời ca); nhận biết (các nốt nhạc, các kí hiệu ghi nhạc), xác định được, đọc đúng (cao độ và trường độ các nốt nhạc),…

Hiểu

Mô tả được (động tác chơi nhạc cụ), nêu được ví dụ; tóm tắt được, giải thích được (ý nghĩa của một số kí hiệu và thuật ngữ âm nhạc); so sánh được (sự khác nhau giữa các loại nhịp),…

Vận dụng

Biểu diễn được (các tiết mục âm nhạc); điều chỉnh được (giọng hát để tạo nên sự hài hoà); tổ chức được (hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi); xếp loại được, đánh giá được (kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác),…

Quy định về hình thức đánh giá môn Âm Nhạc như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục 7 Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT quy định về một số hình thức đánh giá như sau:

– Đánh giá chẩn đoán: sử dụng vào đầu giai đoạn dạy học, nhằm giúp giáo viên thu thập những thông tin về kiến thức

và kĩ năng âm nhạc của từng học sinh, cũng như những điểm mạnh, những nhu cầu của học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch và phương pháp giáo dục thích hợp.

– Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì

+ Đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình): bao gồm đánh giá chính thức thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập, biểu diễn hoặc sáng tạo âm nhạc, dùng bài kiểm tra giấy kết hợp âm thanh, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, viết tiểu luận hoặc báo cáo,…; và đánh giá không chính thức như: tìm hiểu hồ sơ học tập, quan sát trên lớp, đối thoại, học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng,… nhằm thu thập những thông tin về quá trình hình thành, phát triển năng lực năng âm nhạc của từng học sinh.

+ Đánh giá định kì (đánh giá tổng kết): sử dụng ở cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học nhằm phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại học sinh và điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục.

– Đánh giá định tính và đánh giá định lượng

+ Đánh giá định tính: kết quả học tập được mô tả bằng lời nhận xét hoặc biểu thị bằng các chữ cái. Học sinh sử dụng hình thức này để tự đánh giá sau khi kết thúc mỗi nội dung, mỗi chủ đề; giáo viên sử dụng để đánh giá chẩn đoán và đánh giá thường xuyên không chính thức. Đánh giá định tính được sử dụng chủ yếu ở cấp tiểu học.

+ Đánh giá định lượng: kết quả học tập được biểu thị bằng điểm số. Đánh giá định lượng được sử dụng chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, bảo đảm quan điểm phân hoá dần ở các lớp học trên.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt