Lời bài hát Tiến về Sài Gòn? Thiết bị dạy môn Âm nhạc thế nào?

Lời bài hát Tiến về Sài Gòn? Thiết bị dạy môn Âm nhạc thế nào? Môn Âm nhạc...



Lời bài hát Tiến về Sài Gòn? Thiết bị dạy môn Âm nhạc thế nào? Môn Âm nhạc có bao nhiêu giai đoạn giáo dục?








Lời bài hát Tiến về Sài Gòn?

Tham khảo ngay lời bài hát Tiến về Sài Gòn dưới đây:

Nơi Thành đô trong ánh điện quang tiếng nấc nghẹn câu cười

Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày

Quê nhà ta đau đớn lầm than sao bóp nghẹt tim người

Sài Gòn ơi ta đã về đây ta đã về đây

Lướt qua nắng mưa súng bom nhịp chân đi

Quê hương kêu gọi tiến lên diệt quân Mỹ

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù

Hướng về đồng bằng ta tiến về Thành đô

Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này

Tiến về đồng bằng giải phóng Thành đô

Ta về quê khi ánh bình minh đang hé rạng chân trời

Ta về quê khi lũ ngoại xâm hấp hối tơi bời

Trên đường quê nghe tiếng mẹ ta đang khắc khoải mong chờ

Nào vượt lên mau bước đoàn quân giải phóng Thành đô

Đứng lên phố phường đánh tan giặc ngoại xâm

Đứng lên ngoại thành tiến lên đường no ấm

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù

Hướng về đồng bằng ta tiến về Thành đô

Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này

Tiến về đồng bằng giải phóng Thành đô

Bao ngày qua tang tóc khổ đau đã biến thành căm hờn

Căm hờn dâng tranh đấu sục sôi dân phố xuống đường

Bom rền vang vang khắp thành đô tiếng súng diệt quân thù

Đồng bào ơi giải phóng về đây tung cánh tự do

Tiến lên giết giặc siết thêm chặt vòng vây

Tiến vô Sài Gòn đánh tan tành giặc Mỹ

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù

Hướng về đồng bằng ta tiến về Thành đô

Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này

Tiến về đồng bằng giải phóng Thành đô

Nơi Thành đô trong ánh điện quang tiếng nấc nghẹn câu cười

Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày

Quê nhà ta đau đớn lầm than sao bóp nghẹt tim người

Sài Gòn ơi ta đã về đây ta đã về đây

Lướt qua nắng mưa súng bom nhịp chân đi

Quê hương kêu gọi tiến lên diệt quân Mỹ

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù

Hướng về đồng bằng ta tiến về Thành đô

Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này

Tiến về đồng bằng giải phóng Thành đô

Ta về quê khi ánh bình minh đang hé rạng chân trời

Ta về quê khi lũ ngoại xâm hấp hối tơi bời

Trên đường quê nghe tiếng mẹ ta đang khắc khoải mong chờ

Nào vượt lên mau bước đoàn quân giải phóng Thành đô

Đứng lên phố phường đánh tan giặc ngoại xâm

Đứng lên ngoại thành tiến lên đường no ấm

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù

Hướng về đồng bằng ta tiến về Thành đô

Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này

Tiến về đồng bằng giải phóng Thành đô

Bao ngày qua tang tóc khổ đau đã biến thành căm hờn

Căm hờn dâng tranh đấu sục sôi dân phố xuống đường

Bom rền vang vang khắp thành đô tiếng súng diệt quân thù

Đồng bào ơi giải phóng về đây tung cánh tự do

Tiến lên giết giặc siết thêm chặt vòng vây

Tiến vô Sài Gòn đánh tan tành giặc Mỹ

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù

Hướng về đồng bằng ta tiến về Thành đô

Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này

Tiến về đồng bằng giải phóng Thành đô

Lưu ý: Lời bài hát Tiến về Sài Gòn chỉ mang tính tham khảo!

Lời bài hát Tiến về Sài Gòn? Thiết bị dạy môn Âm nhạc thế nào? (Hình từ Internet)

Môn Âm nhạc có bao nhiêu giai đoạn giáo dục?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì nội dung giáo dục âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn như sau:

– Giai đoạn giáo dục cơ bản

Âm nhạc là nội dung giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Nội dung giáo dục âm nhạc giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống.

– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Âm nhạc là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung môn học bao gồm kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Những học sinh có sở thích, năng khiếu hoặc định hướng nghề nghiệp liên quan có thể chọn học thêm một số chuyên đề học tập. Nội dung giáo dục âm nhạc giúp học sinh tiếp tục phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội, ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc.

Thiết bị dạy môn Âm nhạc thế nào?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT, thiết bị dạy học gồm:

(1) Thiết bị để dạy học của giáo viên

– Nhạc cụ: đàn phím điện tử hoặc piano kĩ thuật số;

– Tư liệu âm nhạc: tranh ảnh về nhạc cụ, tác giả âm nhạc, nghệ sĩ, nghệ nhân; tranh minh họa câu chuyện âm nhạc; video biểu diễn âm nhạc,…

(2) Thiết bị để thực hành của học sinh

Cấp tiểu học

Cấp trung học cơ sở

Cấp trung học phổ thông

Nhạc cụ tiết tấu

(học sinh tất cả các trường)

Trống nhỏ, song loan, thanh phách, tambourine, triangle, nhạc cụ tiết tấu phổ biến ở địa phương, nhạc cụ gõ tự làm,…

Trống nhỏ, song loan, thanh phách, tambourine, triangle, nhạc cụ tiết tấu phổ biến ở địa phương, nhạc cụ gõ tự làm,…

Trống bongo, trống cajon, tambourine, nhạc cụ tiết tấu phổ biến ở địa phương, nhạc cụ gõ tự làm,…

Nhạc cụ giai điệu

(học sinh những trường có đủ điều kiện)

Kèn phím, recorder, nhạc cụ giai điệu phổ biến ở địa phương,…

Kèn phím, recorder, ukulele, nhạc cụ giai điệu phổ biến ở địa phương,…

Kèn phím, đàn phím điện tử, recorder, ukulele, guitar, nhạc cụ giai điệu phổ biến ở địa phương,…

(3) Phòng học bộ môn

Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, cần bố trí phòng học riêng cho môn Âm nhạc, vị trí cách biệt với các phòng học khác hoặc ở tầng cao nhất để cách âm.

Phòng học Âm nhạc cần sử dụng loại bàn ghế dễ di chuyển, dễ xếp gọn, tạo không gian cho học sinh vận động, tham gia các hoạt động âm nhạc hoặc biểu diễn; có tủ, giá để cất giữ các thiết bị dạy học; có bảng viết, các phương tiện nghe nhìn (máy tính, máy chiếu, màn hình,…), thiết bị phòng cháy và chữa cháy; có nội quy phòng học.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt