Nội dung lời bài hát Con rồng cháu tiên? 03 mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Âm Nhạc là gì?
Lời bài hát Con rồng cháu tiên?
Dưới đây là nội dung Lời bài hát Con rồng cháu tiên đầy đủ nhất:
Việt Nam tiếng gọi nước tôi
Ngàn xưa giữa dòng nổi trôi
Rồng Tiên núi rừng biển khơi
Mẹ Cha mỗi người mỗi nơi
Sầu đau bao giờ sẽ nguôi!
Ôi! Tiếng hát Lạc Long Quân giữa núi rừng vang rền
Tiếng hát Mẹ Âu Cơ giữa biển trời mênh mang
Dưới bóng cờ Văn Lang dấu tích Việt huy hoàng
Sống với ngàn phong ba
Với đất trời bao la
Sống với ngàn phong ba
Với đất trời bao la
Ôi! Nước Việt mến yêu
Đường đi bước trên ngàn máu xương
Vượt lên những đau khổ muộn phiền
Dìu nhau hỡi cháu con Rồng Tiên
Về đây con Rồng cháu Tiên
Cùng giơ cao ngọn đuốc thiêng
Vòng tay siết chặt bước lên
Dìu nhau với tình ấm êm
Đàn con chung một trái tim
Ôi! Tiếng hát Lạc Long Quân giữa núi rừng vang rền
Tiếng hát Mẹ Âu Cơ giữa biển trời mênh mang
Dưới bóng cờ Văn Lang dấu tích Việt huy hoàng
Sống với ngàn phong ba
Với đất trời bao la
Sống với ngàn phong ba
Với đất trời bao la
Ôi! Những mảnh hồn Mê Linh
Gái đất Việt chung tình
Tiếng trống trận Tây Sơn
Khiến lũ giặc hoang mang
Mãi mãi hồn Quang Trung
Giữa núi đồi kiêu hùng
Quyết bảo vệ giang san
Ôi! Mãi mãi là ánh dương
Chiếu sáng hồn dân tộc
Hãy thắp ngọn đuốc thiêng
Giữ lấy hồn Văn Lang
Sẽ có ngày nắng lên bóng tối rồi không còn
Sẽ có ngày vinh quang
Giữ lấy Hồn Việt Nam!
Lưu ý: Lời bài hát Con rồng cháu tiên chỉ mang tính tham khảo!
Lời bài hát Con rồng cháu tiên? (Hình từ Internet)
03 mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Âm Nhạc là gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT, chương trình môn Âm nhạc sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh.
Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể.
Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh.
Theo đó, 03 mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Âm nhạc gồm:
Mức độ |
Động từ mô tả mức độ |
Biết |
Gọi được tên (hình thức biểu diễn), kể được tên (một số nhạc sĩ tiêu biểu), liệt kê được (một số loại nhạc cụ), nhắc lại được (nội dung bài hát), phát biểu được, thuộc (lời ca); nhận biết (các nốt nhạc, các kí hiệu ghi nhạc), xác định được, đọc đúng (cao độ và trường độ các nốt nhạc),… |
Hiểu |
Mô tả được (động tác chơi nhạc cụ), nêu được ví dụ; tóm tắt được, giải thích được (ý nghĩa của một số kí hiệu và thuật ngữ âm nhạc); so sánh được (sự khác nhau giữa các loại nhịp),… |
Vận dụng |
Biểu diễn được (các tiết mục âm nhạc); điều chỉnh được (giọng hát để tạo nên sự hài hoà); tổ chức được (hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi); xếp loại được, đánh giá được (kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác),… |
Quy định về hình thức đánh giá môn Âm Nhạc như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 7 Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT quy định về một số hình thức đánh giá như sau:
– Đánh giá chẩn đoán: sử dụng vào đầu giai đoạn dạy học, nhằm giúp giáo viên thu thập những thông tin về kiến thức
và kĩ năng âm nhạc của từng học sinh, cũng như những điểm mạnh, những nhu cầu của học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch và phương pháp giáo dục thích hợp.
– Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
+ Đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình): bao gồm đánh giá chính thức thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập, biểu diễn hoặc sáng tạo âm nhạc, dùng bài kiểm tra giấy kết hợp âm thanh, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, viết tiểu luận hoặc báo cáo,…; và đánh giá không chính thức như: tìm hiểu hồ sơ học tập, quan sát trên lớp, đối thoại, học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng,… nhằm thu thập những thông tin về quá trình hình thành, phát triển năng lực năng âm nhạc của từng học sinh.
+ Đánh giá định kì (đánh giá tổng kết): sử dụng ở cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học nhằm phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại học sinh và điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục.
– Đánh giá định tính và đánh giá định lượng
+ Đánh giá định tính: kết quả học tập được mô tả bằng lời nhận xét hoặc biểu thị bằng các chữ cái. Học sinh sử dụng hình thức này để tự đánh giá sau khi kết thúc mỗi nội dung, mỗi chủ đề; giáo viên sử dụng để đánh giá chẩn đoán và đánh giá thường xuyên không chính thức. Đánh giá định tính được sử dụng chủ yếu ở cấp tiểu học.
+ Đánh giá định lượng: kết quả học tập được biểu thị bằng điểm số. Đánh giá định lượng được sử dụng chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, bảo đảm quan điểm phân hoá dần ở các lớp học trên.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt

Giới thiệu tác giả cho website THPT Phạm Kiệt Sơn Hà
Tên tác giả: Khanh Nguyễn
Vai trò: Biên tập viên nội dung, người phụ trách thông tin và tin tức của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà.
Giới thiệu:
Khanh Nguyễn là người chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, sự kiện và hoạt động quan trọng của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà. Với tinh thần trách nhiệm cao, tác giả mang đến những bài viết chất lượng, phản ánh chính xác những chuyển động trong nhà trường, từ các hoạt động đoàn thể đến công tác giảng dạy và thành tích của học sinh, giáo viên.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông, Khanh Nguyễn cam kết cung cấp những thông tin hữu ích, giúp phụ huynh, học sinh và giáo viên nắm bắt nhanh chóng các sự kiện quan trọng tại trường. Đặc biệt, tác giả luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các phong trào thi đua, công tác đoàn thể và những thành tích nổi bật của trường trong từng năm học.
Lĩnh vực phụ trách:
Cập nhật tin tức về các hoạt động giáo dục tại trường.
Thông tin về các sự kiện, hội nghị, đại hội quan trọng.
Vinh danh thành tích của giáo viên, học sinh.
Truyền tải thông điệp của nhà trường đến phụ huynh và học sinh.