Xem chi tiết lịch thi HSA 2025 – Lịch thi Đánh giá năng lực Hà Nội? Trường đại học có được tự chủ tổ chức thi đánh giá năng lực không?
Lịch thi HSA 2025 – Lịch thi Đánh giá năng lực Hà Nội?
Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, năm 2025, dự kiến sẽ có 6 đợt Đánh giá năng lực (HSA). Thời gian mở cổng đăng ký ca thi từ 8/2/2025 cho các đợt thi.
Cụ thể Lịch thi HSA 2025 – Lịch thi Đánh giá năng lực Hà Nội như sau:
Đợt thi |
Ngày thi |
Ngày đăng ký dự thi |
Đợt 501 |
Ngày thi 15/3 – 16/3/2025 (10.000 thí sinh) |
Đăng ký dự thi HSA 2025 từ 8/2/202 |
Đợt 502 |
Ngày thi 29/3 – 30/3/2025 (15.000 thí sinh) |
Đăng ký dự thi HSA 2025 từ 8/2/202 |
Đợt 503 |
Ngày thi 12/4 – 13/4/2025 (15.000 thí sinh) |
Đăng ký dự thi HSA 2025 từ 8/2/202 |
Đợt 504 |
Ngày thi 19/4 – 20/4/2025 (15.000 thí sinh) |
Đăng ký dự thi HSA 2025 từ 8/2/202 |
Đợt 505 |
Ngày thi 10/5 – 11/5/2025 (15.000 thí sinh) |
Đăng ký dự thi HSA 2025 từ 8/2/202 |
Đợt 506 |
Ngày thi 17/5 – 18/5/2025 (15.000 thí sinh) |
Đăng ký dự thi HSA 2025 từ 8/2/202 |
Lưu ý: Khuyến nghị thí sinh lập tài khoản thi tại http://khaothi.vnu.edu.vn/ từ ngày 1/1/2025 đến trước ngày 7/2/2025.
Hệ thống đăng ký ưu tiên cho thí sinh lựa chọn ca thi thứ nhất từ 8/2/2025 đến 24/2/2025.
Từ ngày 25/2/2025 hệ thống cho phép thí sinh đăng ký thêm ca thi thứ hai nếu có nguyện vọng và địa điểm thi còn chỗ trống. Ca thi sẽ tự động đóng khi hết chỗ hoặc trước 18 ngày thi chính thức.
Trường hợp thí sinh hủy ca thi, chỗ trống sẽ xuất hiện ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian xác định
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Lịch thi HSA 2025 – Lịch thi Đánh giá năng lực Hà Nội? (Hình ảnh từ Internet)
Trường đại học có được tự chủ tổ chức thi đánh giá năng lực không?
Căn cứ theo theo Điều 60 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường1. Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:a) Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường;b) Tổ chức tuyển sinh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;c) Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng nhà giáo, người lao động trong trường công lập; quản lý, sử dụng nhà giáo, người lao động; quản lý người học;d) Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;đ) Phối hợp với gia đình, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho nhà giáo, người lao động và người học tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.2. Việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của trường công lập được quy định như sau:a) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; có trách nhiệm giải trình với xã hội, người học, cơ quan quản lý; bảo đảm việc tham gia của người học, gia đình và xã hội trong quản lý nhà trường. Việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ;b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.3. Trường dân lập, trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Bên cạnh đó tại, khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học 2012 như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh…2. Tổ chức tuyển sinh:a) Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;b) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh….
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì có thể thấy rằng các trường đại học có quyền được tự chủ trong công tác tuyển sinh, nhưng phải có cơ chế và thông báo đến thí sinh được biết.
Năm 2025, hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định đăng ký dự thi:
Đăng ký dự thi…3. Hồ sơ ĐKDT:a) Phiếu ĐKDT;b) Các loại chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có);c) Ảnh cỡ 4×6 chụp theo kiểu căn cước/căn cước công dân, được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng;d) Bản sao học bạ THPT (đối với thí sinh thuộc điểm b khoản 1 Điều 19 của Quy chế này);đ) Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh thuộc điểm c khoản 1 Điều 19 của Quy chế này);e) Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp, bản sao Sổ học tập hoặc bảng điểm học các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT (đối với thí sinh thuộc điểm d khoản 1 Điều 19 của Quy chế này);g) Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận hoặc do sở GDĐT nơi thí sinh đã dự thi xác nhận trong trường hợp thí sinh dự thi tại tỉnh khác…
Như vậy, hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025 gồm những giấy tờ sau:
– Phiếu đăng ký dự thi
– Các loại chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có)
– Ảnh cỡ 4×6 chụp theo kiểu căn cước/căn cước công dân, được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng
– Bản sao học bạ THPT đối với thí sinh là người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước
– Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT đối với thí sinh là người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh
– Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp, bản sao Sổ học tập hoặc bảng điểm học các môn văn hóa THPT đối với thí sinh là người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh
– Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận hoặc do sở GDĐT nơi thí sinh đã dự thi xác nhận trong trường hợp thí sinh dự thi tại tỉnh khác.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt

Giới thiệu tác giả cho website THPT Phạm Kiệt Sơn Hà
Tên tác giả: Khanh Nguyễn
Vai trò: Biên tập viên nội dung, người phụ trách thông tin và tin tức của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà.
Giới thiệu:
Khanh Nguyễn là người chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, sự kiện và hoạt động quan trọng của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà. Với tinh thần trách nhiệm cao, tác giả mang đến những bài viết chất lượng, phản ánh chính xác những chuyển động trong nhà trường, từ các hoạt động đoàn thể đến công tác giảng dạy và thành tích của học sinh, giáo viên.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông, Khanh Nguyễn cam kết cung cấp những thông tin hữu ích, giúp phụ huynh, học sinh và giáo viên nắm bắt nhanh chóng các sự kiện quan trọng tại trường. Đặc biệt, tác giả luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các phong trào thi đua, công tác đoàn thể và những thành tích nổi bật của trường trong từng năm học.
Lĩnh vực phụ trách:
Cập nhật tin tức về các hoạt động giáo dục tại trường.
Thông tin về các sự kiện, hội nghị, đại hội quan trọng.
Vinh danh thành tích của giáo viên, học sinh.
Truyền tải thông điệp của nhà trường đến phụ huynh và học sinh.