Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Pháp luật quy định các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục...



Pháp luật quy định các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là những biện pháp như thế nào?






Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định để phòng ngừa bạo lực học đường có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

– Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên; phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gia đình học sinh, sinh viên; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên.

– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tiến hành theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường.

– Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với gia đình học sinh, sinh viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống bạo lực học đường xảy ra.

Xem thêm:  Ở vùng biển miền Nam, cá tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian nào trong năm? Yêu cầu về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?

Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường?

Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ Internet)

Hình thức tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định về hướng dẫn tuyên truyền môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường như sau:

Hướng dẫn tuyên truyền môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường1. Nội dung tuyên truyềna) Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, truyền thống, lòng tự hào dân tộc. Các nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục lối sống nhân ái, bao dung, nghĩa tình, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước. Gương cá nhân, tập thể thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường.b) Phản ánh tâm tư nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường hoặc hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội….2. Hình thức tuyên truyềna) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tuyên truyền trên mạng xã hội.b) Thông qua giờ lên lớp chính khóa, hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hoạt động ngoại khóa.c) Thông qua các cuộc nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về văn hóa, xã hội.d) Thông qua các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao hoặc cuộc thi tìm hiểu về các lĩnh vực liên quan.

Xem thêm:  Giáo viên có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh?

Như vậy, hình thức tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường như sau:

– Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tuyên truyền trên mạng xã hội.

– Thông qua giờ lên lớp chính khóa, hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hoạt động ngoại khóa.

– Thông qua các cuộc nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về văn hóa, xã hội.

– Thông qua các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao hoặc cuộc thi tìm hiểu về các lĩnh vực liên quan.

Phòng, chống bạo lực học đường vào các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống tại đâu?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định về lồng ghép giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống như sau:

Lồng ghép giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức lồng ghép nội dung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống tại các buổi sinh hoạt chính trị đầu khóa, đầu năm, cuối năm học hoặc các hoạt động giáo dục ngoại khóa khác.2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào chương trình giảng dạy sơ cấp, trung cấp, cao đẳng với thời lượng phù hợp.

Xem thêm:  Bộ tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 11 Chương trình Giáo dục thường xuyên của Sở Giáo Dục và Đào tạo TP HCM?

Như vậy, phòng, chống bạo lực học đường vào các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống tại các buổi sinh hoạt chính trị đầu khóa, đầu năm, cuối năm học hoặc các hoạt động giáo dục ngoại khóa khác.

Ngoài ra, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường vào chương trình giảng dạy sơ cấp, trung cấp, cao đẳng với thời lượng phù hợp.

Khi có nguy cơ bị bạo lực học đường hỗ trợ như thế nào?

Theo Điều 8 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định khi có nguy cơ bị bạo lực học đường hỗ trợ như sau:

– Phát hiện kịp thời học sinh, sinh viên có nguy cơ bị bạo lực học đường thông qua các biện pháp quản lý, theo dõi và các kênh thông tin.

– Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể đối với học sinh, sinh viên.

– Tổ chức gặp gỡ, tìm hiểu, cảnh báo đối với học sinh, sinh viên về nguy cơ bạo lực học đường có thể xảy ra. Tư vấn các biện pháp cần thiết để học sinh, sinh viên có thể phòng, tránh bạo lực học đường.

– Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, sinh viên và tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ học sinh, sinh viên có nguy cơ bị bạo lực học đường.




Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt