Học trình độ trung cấp nghề thì học viên phải học khối lượng kiến thức tối thiểu là bao nhiêu tín chỉ?
Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định về yêu cầu về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp là số lượng môn học, mô đun hoặc tín chỉ được quy định trong chương trình đào tạo mà người học phải đạt được khi hoàn thành chương trình đào tạo tùy theo từng ngành, nghề và từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp.2. Năng lực của người học đạt được sau khi tốt nghiệp là những kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp và khả năng làm việc của cá nhân trên cơ sở áp dụng các kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm trong giải quyết công việc tương ứng với trình độ và ngành, nghề đào tạo.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm là khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được học trong việc tổ chức, thực hiện một công việc và trách nhiệm của cá nhân với nhóm và cộng đồng.
Như vậy, khối lượng kiến thức tối thiểu đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp là số lượng môn học, mô đun hoặc tín chỉ được quy định trong chương trình đào tạo.
Đây là số lượng tín chỉ hoặc mô đun tối thiểu mà người học phải đạt được khi hoàn thành chương trình đào tạo tùy theo từng ngành, nghề và từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ trung cấp nghề là bao nhiêu chỉ? (Hình từ Internet)
Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ trung cấp nghề là bao nhiêu chỉ?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng như sau:
Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng1. Trình độ trung cấpa) Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ trung cấp là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và có thời gian học tập từ 1 đến 2 năm học tùy theo từng ngành, nghề đào tạo.b) Khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm từ 25% – 45%; thực hành từ 55% – 75%.2. Trình độ cao đẳnga) Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ cao đẳng là 60 tín chỉ và có thời gian học tập từ 02 đến 03 năm học tùy theo từng ngành, nghề đào tạo.b) Khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm từ 30% – 50%; thực hành từ 50%-70%.
Như vậy, khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ trung cấp nghề là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và có thời gian học tập từ 1 đến 2 năm học tùy theo từng ngành, nghề đào tạo.
Trong đó, khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm từ 25% – 45%; thực hành từ 55% – 75%.
Yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp là: đào tạo trình độ trung cấp yêu cầu người học sau khi tốt nghiệp phải có năng lực thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, cụ thể:
* Kiến thức:
– Kiến thức thực tế và lý thuyết tương đối rộng trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo;
– Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn;
– Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
* Kỹ năng:
– Kỹ năng nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề bằng việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp cơ bản, công cụ, tài liệu và thông tin;
– Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành, nghề đào tạo trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
– Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
– Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;
– Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt