Giữa năm 1965 sau khi chiến lược Chiến tranh đặc biệt bị phá sản, đế quốc Mỹ đã chuyển sang loại hình chiến tranh gì ở Việt Nam và Đông Dương?
Khi chiến lược Chiến tranh đặc biệt bị phá sản Mỹ đã chuyển sang loại hình chiến tranh gì?
Giữa năm 1965, sau khi Chiến tranh đặc biệt bị phá sản, Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược sang chiến lược Chiến tranh cục bộ để cứu vãn tình hình tại miền Nam Việt Nam.
Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) là loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới, trong đó Mỹ sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chính, kết hợp viện trợ quân sự, kinh tế và các chiến thuật như “ấp chiến lược” để cô lập cách mạng. Tuy nhiên, chiến lược này nhanh chóng thất bại trước sự lãnh đạo tài tình của Đảng và sức mạnh đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Chiến tranh đặc biệt bao gồm:
– Quân giải phóng miền Nam ngày càng lớn mạnh, đủ sức đối phó và đánh bại các chiến thuật của Mỹ.
– Chính sách “ấp chiến lược” gặp phải sự phản đối kịch liệt, khiến Mỹ không thể kiểm soát nông thôn như dự tính.
– Những chiến thắng vang dội của Quân giải phóng như trận Ấp Bắc (1963) và chiến dịch Bình Giã (1964-1965) cho thấy sự bất lực của quân đội Sài Gòn và chiến lược của Mỹ.
Chiến thắng Bình Giã của quân giải phóng đã đánh dấu sự thất bại nặng nề của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, buộc Mỹ phải thay đổi cách tiếp cận. Năm 1965, Mỹ chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ, đưa quân đội viễn chinh Mỹ trực tiếp tham chiến, kết hợp lực lượng đồng minh và quân đội Sài Gòn.
Khi chiến lược Chiến tranh đặc biệt bị phá sản Mỹ đã chuyển sang loại hình chiến tranh gì? Môn Lịch sử có sứ mệnh là gì? (Hình từ Internet)
Môn Lịch sử có sứ mệnh là gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.
Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.
Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,…
Môn Lịch sử lớp 12 học bao nhiêu tiết?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định thời lượng môn Lịch sử lớp 12 là 105 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Trong đó, thời lượng dành cho các chủ đề của nội dung cốt lõi là 70 tiết. Dự kiến tỉ lệ % thời lượng dành cho mỗi mạch nội dung như sau:
10%
10%
8%
7%
7%
8%
8%
12%
10%
12%
8%
12%
10%
10%
8%
Mạch nội dung | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
CHỦ ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP | |||
– Lịch sử và Sử học | 8% | ||
– Vai trò của Sử học | 8% | ||
LỊCH SỬ THẾ GIỚI | |||
– Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ – trung đại | 10% | ||
– Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới | 10% | ||
– Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản | |||
– Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội | |||
– Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh | |||
– Quá trình phát triển kinh tế – xã hội của nước Mỹ từ năm 1945 đến nay | |||
– Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay | |||
LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á | |||
– Văn minh Đông Nam Á | 8% | ||
– Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á | |||
– ASEAN: Những chặng đường lịch sử | |||
LỊCH SỬ VIỆT NAM | |||
– Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) | 16% | ||
– Cộng đồng các dân tộc Việt Nam | 10% | ||
– Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) | |||
– Làng xã Việt Nam trong lịch sử | |||
– Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) | |||
– Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông | |||
– Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng Tám năm 1945 đến nay) | |||
– Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay | |||
– Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam | |||
– Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam | |||
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ | 10% | 10% | 10% |
THỰC HÀNH LỊCH SỬ | 20% | 20% | 20% |
Ngoài ra, thời lượng dành cho các chuyên đề học tập là 35 tiết. Dự kiến số tiết của các chuyên đề học tập (bao gồm cả kiểm tra, đánh giá) như sau:
15
15
10
10
10
10
Mạch nội dung | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP | |||
Chuyên đề 10.1: Các lĩnh vực của Sử học | 10 | ||
CHUYÊN ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ | |||
Chuyên đề 10.2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam | 15 | ||
Chuyên đề 11.1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam | |||
Chuyên đề 12.1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam | |||
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC | |||
Chuyên đề 10.3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử | 10 | ||
Chuyên đề 11.2: Chiến tranh và hoà bình trong thế kỉ XX | |||
Chuyên đề 11.3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam | |||
Chuyên đề 12.2: Nhật Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay | |||
Chuyên đề 12.3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam |
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt