Kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu bằng lời văn của em? Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2024-2025?

Hướng dẫn kèm mẫu cho học sinh tham khảo kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu bằng lời...



Hướng dẫn kèm mẫu cho học sinh tham khảo kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu bằng lời văn của em? Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học dự kiến thời gian nào?






Kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu bằng lời văn của em?

Câu chuyện Ba lưỡi rìu là một trong những câu chuyển mà các bạn học sinh lớp 4 đã học trong chương trình môn Ngữ văn.

Vì vậy khi học xong thì các bạn học sinh có thể tham khảo mẫu Kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu bằng lời văn của em khi được thầy cô giáo yêu cầu:

Kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu bằng lời văn của em

Cách kể 1

Các bạn có biết câu chuyện về anh tiều phu thật thà không? Ngày xưa, có một anh chàng tiều phu nghèo sống bằng nghề đốn củi. Chiếc rìu là người bạn thân thiết của anh ấy, giúp anh kiếm sống mỗi ngày. Thế rồi, một hôm nọ, khi đang làm việc bên bờ sông, chẳng may chiếc rìu của anh tuột khỏi tay và rơi tõm xuống dòng nước sâu. Anh buồn rầu lắm, ngồi khóc nức nở vì không biết làm sao để tìm lại chiếc rìu quý giá của mình.

Lúc đó, một ông già tốt bụng đi qua thấy vậy liền hỏi han. Anh tiều phu kể hết mọi chuyện cho ông nghe. Ông già bảo: “Đừng lo lắng, ta sẽ giúp con tìm lại chiếc rìu”. Rồi ông già nhắm mắt lại, lẩm bẩm một hồi rồi nói: “Ta thấy chiếc rìu của con bằng vàng đang ở dưới sông”. Anh tiều phu nghe xong mừng quá, nhưng nghĩ lại thấy không đúng nên lắc đầu: “Không phải ạ, chiếc rìu của con làm bằng sắt thôi”. Ông già lại nhắm mắt lần nữa và nói: “Vậy là ta thấy chiếc rìu của con bằng bạc”. Anh tiều phu vẫn lắc đầu: “Không phải đâu ạ”.

Ông già nhìn anh tiều phu và mỉm cười: “Ta biết rồi, chiếc rìu của con bằng sắt mà. Ta sẽ tìm giúp con”. Nói rồi, ông già xuống sông và một lúc sau, ông cầm lên một chiếc rìu bằng sắt đưa cho anh tiều phu. Anh tiều phu mừng rỡ nhận lấy chiếc rìu và cảm ơn ông già rất nhiều.

Qua câu chuyện này, mình học được rằng, người thật thà sẽ luôn được đền đáp xứng đáng. Dù có gặp khó khăn gì đi nữa, chúng ta cũng không nên nói dối hay tham lam. Câu chuyện còn dạy chúng ta về lòng tốt và sự giúp đỡ lẫn nhau.”

Cách kể 2 (mang tính sáng tạo học sinh hóa thân vào ngôi kể thứ nhất)

Hôm đó, mình đang làm việc ở bờ sông thì chẳng may chiếc rìu rơi tõm xuống nước. Mình buồn lắm, ngồi khóc nức nở vì chiếc rìu là người bạn đồng hành của mình, giúp mình kiếm sống. Bỗng nhiên, một ông lão tốt bụng đi ngang qua, thấy mình buồn quá liền hỏi chuyện. Mình kể hết mọi chuyện cho ông ấy nghe. Ông lão bảo sẽ giúp mình tìm lại chiếc rìu. Mình không tin lắm, nhưng vẫn theo ông lão xuống sông.

Ông lão nhắm mắt lại, lẩm bẩm một hồi rồi nói tìm thấy chiếc rìu vàng của mình ở dưới sông. Mình lắc đầu vì chiếc rìu của mình làm bằng sắt thôi. Ông lão lại lặn xuống tìm lần nữa và nói tìm thấy chiếc rìu bằng bạc. Mình vẫn lắc đầu. Cuối cùng, ông lão tìm được chiếc rìu sắt của mình và đưa cho mình. Mình mừng quá, cảm ơn ông lão rối rít. Qua chuyện này, mình hiểu rằng làm người thật thà là điều quan trọng nhất.

Xem thêm:  Trường cao đẳng sư phạm ở vùng khó khăn thì có cần phải bố trí các phòng chức năng không?

*Lưu ý: Thông tin về kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu bằng lời văn của em chỉ mang tính chất tham khảo./.

Kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu bằng lời văn của em? Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2024-2025?

Kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu bằng lời văn của em? Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)

Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2024-2025 dự kiến thời gian nào?

Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về học sinh thi học kỳ 1 năm học 2024 – 2025 như sau:

Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 – 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.7. Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, thì ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 – 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc thì Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

Xem thêm:  Điều kiện để học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên được lên lớp là gì?

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì học sinh tiểu học xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2024-2025 dự kiến ngày 30 tháng 6 năm 2025.

*Lưu ý: Để biết chính xác ngày xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2024-2025 là ngày nào, phụ huynh học sinh nên theo dõi thông báo từ phía nhà trường hoặc thông báo của địa phương.

Kế hoạch giáo dục năm học 2024 2025 về thời gian học của học sinh cấp tiểu học ra sao?

Căn cứ Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, kế hoạch giáo dục năm học 2024 2025 về thời gian học của học sinh các cấp như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.

Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày.

Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.

Xem thêm:  Mẫu viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường? Học sinh lớp 7 khi đi học phải có quy tắc ứng xử như thế nào?

(1). Giai đoạn giáo dục cơ bản

– Cấp tiểu học

Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Cấp trung học cơ sở

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(2). Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (Cấp trung học phổ thông)

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.




Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt