Cơ sở dạy thêm học thêm có những trách nhiệm gì? Hướng dẫn điền mẫu đơn đăng kí học thêm của học sinh từ ngày 14/02/2025?
Hướng dẫn điền mẫu đơn đăng kí học thêm của học sinh từ ngày 14/02/2025?
Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT mẫu đơn đăng kí học thêm của học sinh từ ngày 14/02/2025 chính là mẫu số 01 như sau:
Hướng dẫn điền mẫu đơn
Thông tin cá nhân: Tên trường, lớp: Điền chính xác tên trường và lớp bạn đang học. Họ tên học sinh: Viết đầy đủ họ và tên của bạn. Môn học đăng ký: Chọn môn học bạn muốn học thêm và ghi rõ lớp học thêm (ví dụ: Toán lớp 9 nâng cao). Đối tượng đăng ký: Chọn đối tượng phù hợp (học sinh giỏi, học sinh trung bình, học sinh yếu). Giáo viên: Nếu có giáo viên cụ thể muốn học, bạn ghi rõ họ tên giáo viên đó. Ý kiến của cha mẹ: Ngày tháng năm: Viết ngày tháng năm cha mẹ bạn ký vào đơn. Chữ ký: Cha mẹ bạn ký tên vào phần dành cho người làm đơn. Ví dụ: Giả sử bạn tên là Nguyễn Văn A, đang học lớp 9A, muốn đăng ký học thêm môn Toán nâng cao và muốn thầy giáo Minh dạy. Đơn của bạn sẽ được điền như sau: ĐƠN ĐĂNG KÍ HỌC THÊM Kính gửi: Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi; Giáo viên chủ nhiệm Lớp 9A Tên em là: Nguyễn Văn A Học sinh lớp: 9A Em viết đơn này kính mong nhà trường cho phép em được đăng kí học thêm trong năm học 2023-2024, cụ thể như sau: Môn học đăng kí học thêm: Toán nâng cao, lớp 9 Đối tượng đăng kí học thêm: Học sinh giỏi Nguyện vọng đăng kí giáo viên: Thầy Nguyễn Minh dạy môn Toán Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2023 NGƯỜI LÀM ĐƠN (Kí và ghi rõ họ tên) Nguyễn Văn B (Cha) |
*Lưu ý: Thông tin về Hướng dẫn điền mẫu đơn đăng kí học thêm của học sinh từ ngày 14/02/2025? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Hướng dẫn điền mẫu đơn đăng kí học thêm của học sinh từ ngày 14/02/2025? (Hình từ Internet)
Cơ sở dạy thêm học thêm có những trách nhiệm gì từ ngày 14/02/2025?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư có hiệu lực từ từ ngày 14/02/2025) thì cơ sở dạy thêm học thêm có những trách nhiệm gì từ ngày 14/02/2025 như sau:
– Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Quản lí và bảo đảm chất lượng dạy thêm, học thêm và quyền lợi của học sinh học thêm, người dạy thêm; quản lí, sử dụng tiền học thêm theo quy định.
– Quản lí, lưu giữ hồ sơ tổ chức dạy thêm, học thêm theo quy định.
– Báo cáo, giải trình về việc thực hiện quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan với các cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
– Tiếp nhận và xử lí ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.
Quy định về dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường như thế nào?
Căn cứ theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư có hiệu lực từ từ ngày 14/02/2025)
* Dạy thêm, học thêm trong nhà trường (Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT)
– Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học như sau:
+ Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt;
+ Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi;
+ Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
– Nhà trường tổ chức cho học sinh viết đơn đăng kí học thêm theo từng môn học ở từng khối lớp (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT).
– Căn cứ vào số học sinh đăng kí, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm đối với từng môn học ở từng khối lớp.
– Việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm yêu cầu sau:
+ Lớp dạy thêm được xếp theo môn học đối với từng khối lớp; mỗi lớp có không quá 45 (bốn mươi lăm) học sinh;
+ Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu và không dạy thêm trước các nội dung so với việc dạy học theo phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường;
+ Mỗi môn học được tổ chức dạy thêm không quá 02 (hai) tiết/tuần.
– Kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm được công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường hoặc niêm yết tại nhà trường.
* Dạy thêm học thêm ngoài nhà trường (Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT)
– Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
+ Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
+ Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT).
– Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức -tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
– Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT).
* Thu và quản lí tiền học thêm (Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT)
– Kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
– Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm.
– Việc thu, quản lí, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt