Hướng dẫn chi tiết cách đăng nhập Https hocvalamtheobac mobiedu vn thi cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tuần 3? Giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào?
Hướng dẫn đăng nhập Https hocvalamtheobac mobiedu vn thi tuần 3 cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
Dưới đây là hướng dẫn đăng nhập Https hocvalamtheobac mobiedu vn thi tuần 3 cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chi tiết:
Lưu ý: Đây không phải là website chính thức của cuộc thi, bạn đọc vui lòng truy cập vào trang web chính thức của cuộc thi để đăng ký, đăng nhập và tham gia cuộc thi.
(1) Trường hợp đã đăng ký tài khoản thi
Bước 1: Truy cập vào website chính thức của cuộc thi theo đường link từ 09h00 ngày 13/01/2025
https://hocvalamtheobac.mobiedu.vn
Bước 2: Điền thông tin chi tiết theo hướng dẫn để đăng nhập:
Sau khi đã đăng nhập tài khoản, thí sinh có thể dự thi cuộc thi trực tuyến tại trang thông tin điện tử Cuộc thi từ 09h00 ngày 13/01/2025
Lưu ý: Mỗi thí sinh đăng ký chỉ sử dụng một tài khoản tham gia cuộc thi.
(2) Trường hợp chưa đăng ký tài khoản thi
Các bạn chưa đăng ký tài khoản thi có thể thực hiện các bước sau để tham gia cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vòng loại Tuần 3 (Https hocvalamtheobac mobiedu vn):
Bước 1: Truy cập vào website chính thức của cuộc thi theo đường link từ 10h00 ngày 13/01/2025
https://hocvalamtheobac.mobiedu.vn
Bước 2: Kéo xuống tại phần giới thiệu cuộc thi, bấm vào chỗ “Đăng ký” để tiến hành đăng ký cuộc thi
Bước 3: Điền các thông tin cá nhân tại phần đăng ký
Bước 4: Sau khi đã đăng ký tài khoản thành công >> tiến hành thi cuộc thi trực tuyến Https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 3
Xem chi tiết thể lệ Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm học 2024 – 2025 ban hành kèm theo Quyết định 3891/QĐ-BGDĐT năm 2025 Tuần 3 tại đây…Tải về
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Hướng dẫn đăng nhập Https hocvalamtheobac mobiedu vn thi tuần 3 cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh? (Hình ảnh từ Internet)
Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có đối tượng nghiên cứu ra sao?
Căn cứ Mục 1 Chương trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ban hành theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minha) Khái niệm tư tưởng và nhà tư tưởng– Khái niệm tư tưởng– Khái niệm nhà tư tưởngb) Định nghĩa và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh– Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh– Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh– Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh2. Đối tượng của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minha) Hệ thống các quan điểm lý luận của Hồ Chí Minhb) Sự vận động của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam3. Mối quan hệ môn học này với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam– Quan hệ với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin– Quan hệ với môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối tượng nghiên cứu của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:
– Hệ thống các quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh
– Sự vận động của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam
Giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Chương trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ban hành theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT có quy định về quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:
(1) Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước
– Tiếp thu truyền thống của gia đình, quê hương, đất nước
– Những bài học thành, bại rút ra từ các cuộc đấu tranh chống Pháp
– Nung nấu ý chí yêu nước và quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới
(2) Thời kỳ từ 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
– Tới Pháp và các nước châu Âu, nơi sản sinh những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái
– Kiên trì chịu đựng gian khổ, ra sức học tập và khảo sát thực tiễn
– Tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội tiến bộ
– Tìm hiểu các cuộc cách mạng thế giới
– Đến với chủ nghĩa Lênin và tán thành tham gia đệ tam quốc tế, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn.
(3) Thời kỳ từ 1921 – 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
– Tiếp tục hoạt động và tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin
– Kết hợp nghiên cứu với xây dựng lý luận
– Hình thành hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam
(4) Thời kỳ từ 1930-1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
– Giữ vững lập trường quan điểm trước khuynh hướng “tả khuynh” của Quốc tế cộng sản
– Theo sát tình hình để chỉ đạo cách mạng trong nước
– Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tư tưởng độc lập, tự do dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
– Tư tưởng về các quyền dân tộc cơ bản (trong Tuyên ngôn độc lập)
(5) Thời kỳ từ 1945-1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện
– Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc
– Tư tưởng về chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính
– Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội
– Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
– Tư tưởng và chiến lược về con người của Hồ Chí Minh
– Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một đảng cầm quyền
– Về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại…
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt