Học sinh tham khảo hướng dẫn cách lập dàn ý chung nghị luận xã hội chi tiết nhất?
Hướng dẫn cách lập dàn ý chung nghị luận xã hội chi tiết nhất?
Học sinh tham khảo hướng dẫn cách lập dàn ý chung nghị luận xã hội chi tiết nhất dưới đây:
Mở bài (Gợi mở + nêu vấn đề)
1. Gợi dẫn, dẫn dắt tự nhiên:
Dẫn dắt bằng một câu chuyện, hiện tượng, trích dẫn, câu nói nổi tiếng hoặc một thực tế xã hội.
Gợi ra sự cần thiết của vấn đề: “Giữa một xã hội đang ngày càng phát triển nhưng cũng nhiều biến động,…”
2. Nêu vấn đề cần nghị luận:
– Trình bày thẳng vào trọng tâm của đề bài: khái niệm, hiện tượng, phẩm chất, tư tưởng,…
– Câu văn cần rõ ràng, ngắn gọn, trọng tâm: “Trong bối cảnh đó, việc sống có trách nhiệm (hoặc lòng dũng cảm, tinh thần tự học…) là một giá trị quan trọng cần được đề cao.”
Thân bài (Phân tích, đánh giá, mở rộng)
1. Giải thích vấn đề (Hiểu đúng bản chất)
– Nếu là khái niệm, phẩm chất, tư tưởng (trừu tượng):
+ Giải thích từng khía cạnh: “Tự học là gì? Là quá trình con người tự giác tìm kiếm tri thức, không phụ thuộc hoàn toàn vào người khác…”
+ Kết hợp nêu biểu hiện cụ thể: trong học tập, công việc, cuộc sống…
– Nếu là hiện tượng (thực trạng xã hội, tích cực hoặc tiêu cực):
+ Trình bày rõ hiện tượng, có thể nêu bằng con số, dẫn chứng xã hội cụ thể.
+ Nếu là hiện tượng tiêu cực: chỉ ra nguyên nhân, hậu quả.
+ Nếu là hiện tượng tích cực: ca ngợi, nhân rộng, đánh giá.
2. Phân tích ý nghĩa hoặc vai trò (Bình luận tích cực)
Trả lời câu hỏi: Vì sao vấn đề đó quan trọng? Nó đem lại điều gì cho cá nhân, cộng đồng, xã hội?
Gợi ý triển khai:
– Đối với bản thân cá nhân:
+ Giúp hoàn thiện nhân cách, nâng cao nhận thức, đạt được mục tiêu sống.
+ Ví dụ: Tự học giúp học sinh chủ động hơn; sống có trách nhiệm giúp được tin tưởng, yêu quý…
– Đối với người khác/xã hội:
+ Góp phần xây dựng một cộng đồng tích cực, nhân văn, tiến bộ.
+ Giúp xã hội đoàn kết, phát triển bền vững, đầy niềm tin, yêu thương.
+ Có thể chèn dẫn chứng thực tế, lịch sử, văn học để tăng tính thuyết phục.
3. Phản biện và mở rộng vấn đề (Bình luận đa chiều)
– Nêu hiện tượng trái ngược với vấn đề tích cực đang bàn luận:
+ Ví dụ: Nếu đang nói về tinh thần vượt khó, phản biện là sự ỷ lại, lười biếng, sống buông xuôi…
+ Nếu đang bàn về trách nhiệm, phản biện là vô trách nhiệm, đổ lỗi, trốn tránh…
+ Tác hại của mặt trái: Gây tổn hại đến bản thân, làm tha hóa đạo đức, khiến xã hội suy thoái, tiêu cực…
+ Khuyến khích phân tích thêm lý do tại sao vẫn tồn tại mặt trái: Thiếu giáo dục, môi trường sống sai lệch, áp lực xã hội, sự xuống cấp đạo đức…
4. Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức: Hiểu đúng, hiểu sâu và coi trọng vấn đề.
– Ý thức được giá trị, tác dụng lâu dài trong đời sống và sự phát triển nhân cách.
– Hành động:
+ Bắt đầu từ bản thân: rèn luyện thói quen, thay đổi suy nghĩ, hành xử đúng mực.
+ Ứng xử tích của với người khác: biết giúp đỡ, sẻ chia, có trách nhiệm,…
+ Tham gia vào các hoạt động xã hội cụ thể: tình nguyện, tuyên truyền, xây dựng cộng đồng.
Kết bài (Tổng kết + Liên hệ cá nhân)
1. Khẳng định lại giá trị, vai trò của vấn đề đã bàn luận:
“Như vậy, sống có trách nhiệm không chỉ là một yêu cầu đạo đức mà còn là kim chỉ nam cho sự thành công và nhân văn.”
2. Liên hệ bản thân hoặc lời nhắn gửi:
“Là học sinh, em hiểu rằng bản thân cần rèn luyện tinh thần học hỏi, dũng cảm vượt qua thử thách, sống yêu thương… để trở thành người có ích cho xã hội.”
Lưu ý: Hướng dẫn cách lập dàn ý chung nghị luận xã hội chi tiết nhất chỉ mang tính tham khảo!
Hướng dẫn cách lập dàn ý chung nghị luận xã hội chi tiết nhất? Giáo viên có được uống rượu trong khuôn viên trường? (Hình từ Internet)
Giáo viên có được uống rượu trong khuôn viên trường không?
Theo Điều 31 Điều lệ ban hành theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định hành vi ứng xử của giáo viên như sau:
Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên1. Giáo viên, nhân viên không được làm những điều sau đây:a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.b) Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.c) Xuyên tạc nội dung dạy học, giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, sai với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.d) Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.đ) Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục.…
Như vậy, giáo viên không được uống rượu trong khuôn viên trường.
Giáo viên có thành tích có được khen thương không?
Theo Điều 32 Điều lệ ban hành theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định khen thưởng giáo viên như sau:
Khen thưởng và xử lý vi phạm1. Giáo viên, nhân viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được phong tặng các danh hiệu thi đua và các danh hiệu khác theo quy định.2. Giáo viên, nhân viên có hành vi vi phạm quy định tại Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt

Giới thiệu tác giả cho website THPT Phạm Kiệt Sơn Hà
Tên tác giả: Khanh Nguyễn
Vai trò: Biên tập viên nội dung, người phụ trách thông tin và tin tức của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà.
Giới thiệu:
Khanh Nguyễn là người chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, sự kiện và hoạt động quan trọng của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà. Với tinh thần trách nhiệm cao, tác giả mang đến những bài viết chất lượng, phản ánh chính xác những chuyển động trong nhà trường, từ các hoạt động đoàn thể đến công tác giảng dạy và thành tích của học sinh, giáo viên.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông, Khanh Nguyễn cam kết cung cấp những thông tin hữu ích, giúp phụ huynh, học sinh và giáo viên nắm bắt nhanh chóng các sự kiện quan trọng tại trường. Đặc biệt, tác giả luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các phong trào thi đua, công tác đoàn thể và những thành tích nổi bật của trường trong từng năm học.
Lĩnh vực phụ trách:
Cập nhật tin tức về các hoạt động giáo dục tại trường.
Thông tin về các sự kiện, hội nghị, đại hội quan trọng.
Vinh danh thành tích của giáo viên, học sinh.
Truyền tải thông điệp của nhà trường đến phụ huynh và học sinh.