Hướng dẫn cách đăng kí thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh tự do năm 2025?

Tham khảo cách đăng kí thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh tự do năm nay? Đề...



Tham khảo cách đăng kí thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh tự do năm nay? Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đảm bảo các yêu cầu như thế nào?







Hướng dẫn cách đăng kí thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh tự do năm 2025?

Dưới đây là cách đăng kí thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh tự do năm 2025 cụ thể và chi tiết nhất mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Truy cập đường link đăng ký của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn/

Thí sinh tự do đăng nhập bằng dịch vụ công Quốc gia sau đó nhập PĐK

+ Tại màn hình đăng nhập, thí sinh nhấn nút Đăng nhập Cổng dịch vụ công quốc gia

+ Thí sinh đăng nhập Cổng dịch vụ công quốc gia

Bước 2: Chọn đối tượng thí sinh: là thí sinh tự do chưa tốt nghiệp hoặc thí sinh tự do đã tốt nghiệp

Chọn dự thi theo đề thi của chương trình GDPT 2006 hoặc 2018, thông tin Sở GDĐT và điểm TNHS nơi tiếp nhận hồ sơ của thí sinh và nhấn Xác nhận

Lưu ý: Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp thi theo đề thi chương trình GDPT 2006, thí sinh tự do đã tốt nghiệp được lựa chọn thi theo đề thi của chương trình GDPT 2006 hoặc 2018

Bước 3: Hệ thống hiển thị màn hình nhập Phiếu đăng ký, thí sinh thực hiện nhập các thông tin theo quy định (các trường thông tin đánh dấu * bắt buộc nhập)

– Ảnh (*): Chọn ảnh 4×6 định dạng file jpg, jpeg

– Mục 1: Họ, tên đệm, tên (*) và tên (*)

– Mục 2: Ngày tháng năm sinh (*): Nhập dạng dd/mm/yy

Giới tính (*): Lựa chọn Nam/nữ

– Mục 3a. Nơi sinh (*): Tìm kiếm/Chọn trong danh mục nơi sinh. Nếu chọn Nơi sinh

“Khác” cần nhập chi tiết thông tin vào ô trống bên cạnh

– Mục 3b. Dân tộc (*): Tìm kiếm/Chọn trong danh mục dân tộc. Nếu chọn dân tộc “Khác” cần nhập chi tiết thông tin vào ô trống bên cạnh

– Mục 3c. Quốc tịch nước ngoài: Tích chọn nếu có quốc tịch nước ngoài

– Mục 4. Số thẻ căn cước/ Căn cước công dân (*): Hiển thị theo thông tin tài khoản

– Mục 5:

+ Nơi thường trú (*): Tìm kiếm/Chọn trong danh mục Tỉnh/TP; Quận/huyện; Xã/Phường

+ Địa chỉ: Nhập thông tin địa chỉ

+ Nơi thường trú trên 18 tháng tại khu vực 1: Tích chọn

+ Nơi thường trú trên 18 tháng tại xã đặc biệt khó khăn: Tích chọn

+ Thời gian thường trú: Nhập khi tích chọn “Nơi thường trú trên 18 tháng tại xã đặc biệt khó khăn” Chọn ngày/Nhập dạng dd/mm/yyyy

– Mục 6: Nơi học THPT hoặc tương đương (*)

+ Tỉnh (TP): Tìm kiếm theo mã tỉnh, tên tỉnh /chọn từ danh sách tỉnh (TP)

+ Trường THPT: Tìm kiếm theo mã trường THPT, tên trường THPT /chọn từ danh sách trường THPT

+ Tên lớp 12 (*): Nhập tên lớp 12

– Mục 7: Điện thoại, email: Nhập đúng định dạng điện thoại, email

– Mục 8: Địa chỉ liên hệ (*): Nhập địa chỉ liên hệ

– Mục 9: Hình thức giáo dục phổ thông (*): Chọn một trong hai GDPT hoặc GDTX

– Mục 10: Chỉ dành cho thí sinh tự do, thí sinh đang học lớp 12 không chọn mục này

– Mục 11, 12: Hệ thống hiển thị theo thông tin gắn với tài khoản đăng nhập

– Mục 13: Tích chọn bài thi theo quy chế thi tốt nghiệp THPT

– Mục 14: Chứng chỉ miễn thi ngoại ngữ

+ Chọn chứng chỉ miễn thi ngoại ngữ trong danh mục

+ Nhập điểm chứng chỉ ngoại ngữ: Khi chọn chứng chỉ cần nhập điểm chứng chỉ ngoại ngữ

+ Nhập minh chứng miễn thi ngoại ngữ: Khi chọn chứng chỉ cần nhập minh chứng chứng chỉ ngoại ngữ. Nhập ảnh dạng png, jpg, jpeg

– Mục 15: Chứng chỉ miễn thi môn Ngữ Văn

+ Chỉ thí sinh nước ngoài chưa tốt nghiệp mới nhập được thông tin miễn thi môn Ngữ Văn

+ Chọn bậc chứng chỉ trong danh mục bậc chứng chỉ

+ Nhập minh chứng miễn thi môn Ngữ Văn

+ Nhập minh chứng miễn thi môn Ngữ Văn: Khi chọn chứng chỉ cần nhập minh chứng chứng chỉ miễn thi môn Ngữ Văn. Nhập ảnh dạng png, jpg, jpeg

– Mục 18: Năm hoàn thành chương trình cấp THPT

– Mục 20: Điểm khuyến khích được cộng

+ HS giỏi môn văn hóa (1,2,3): Chọn trong danh mục

+ Giải khác (1,2,3): Chọn trong danh mục

Điểm cộng sẽ được tính và hiển thị

– Mục 21: Diện xét tốt nghiệp:

+ Chọn diện xét tốt nghiệp trong danh mục diện xét tốt nghiệp

+ Nhập minh chứng diện xét tốt nghiệp: Nhập ảnh dạng png, jpg, jpeg

– Mục 17, 22: Thí sinh 12 không cần tự nhập thông tin kết quả học tập, rèn luyện, thí sinh tự do chưa tốt nghiệp có thể tự nhập thông tin

Bước 4: Nhấn nút Lưu Phiếu đăng ký để lưu thông tin phiếu đăng ký

Lưu ý: Thông tin về “Hướng dẫn cách đăng kí thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh tự do năm 2025?” chỉ mang tính chất tham khảo!

Hướng dẫn cách đăng kí thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh tự do năm 2025?

Hướng dẫn cách đăng kí thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh tự do năm 2025? (Hình ảnh từ Internet)

Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 phải đảm bảo các yêu cầu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về đề thi và yêu cầu bảo mật, giải mật của đề thi như sau:

– Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT;

– Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;

– Bám sát yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;

– Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của các môn thi được tính theo thang điểm 10 (mười);

– Mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi;

– Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ “HẾT” tại điểm kết thúc đề thi.

Thành phần Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 gồm những ai?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về thành phần Hội đồng ra đề thi gồm:

– Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục QLCL;

– Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Cục trưởng Cục QLCL, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học/sở GDĐT;

– Ủy viên, thư ký, người làm nhiệm vụ về tin học – kỹ thuật là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; trong đó, ủy viên thường trực là công chức thuộc Cục QLCL;

– Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là công chức, viên chức ngành Giáo dục hoặc các viện nghiên cứu; giảng viên cơ hữu, giáo viên cơ hữu đang công tác tại các cơ sở giáo dục. Mỗi bài thi/môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi;

– Lực lượng công an do Bộ Công an điều động, lực lượng cơ yếu do Ban Cơ yếu Chính phủ điều động;

– Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ do Bộ GDĐT điều động;

– Các trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt