Hiệu trưởng trường công lập có thuộc đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hay không? Nguyên tắc của việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là gì?
Hiệu trưởng trường công lập có thuộc đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định khái niệm viên chức như sau:
Viên chứcViên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ , công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:
Cán bộ, công chức…2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đồng thời tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Phân loại viên chức1. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.….
Theo đó, qua các khái niệm trên có thể thấy hiện nay hiệu trưởng trường công lập là viên chức quản lý.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 14 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 quy định như sau:
Đối với đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội1. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.2. Đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:a) Cán bộ, công chức; viên chức quản lý;b) Đại biểu dân cử;c) Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước;d) Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn;đ) Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.3. Chương trình, nội dung, hình thức, thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hiệu trưởng trường công lập thuộc đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
Hiệu trưởng trường công lập có phải bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc của việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là gì?
Căn cứ Điều 5 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 quy định như sau:
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
– Giáo dục quốc phòng và an ninh là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
– Kết hợp giáo dục quốc phòng và an ninh với giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến, giáo dục pháp luật và gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
– Giáo dục toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành.
– Chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh phải phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng kịp thời tình hình thực tế.
– Bảo đảm bí mật nhà nước, tính kế hoạch, kế thừa, phát triển, khoa học, hiện đại, dễ hiểu, thiết thực và hiệu quả.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh như sau:
– Lợi dụng hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
– Tiết lộ bí mật nhà nước;
– Tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
– Xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Cản trở việc thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.
– Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt