Thành phần tham gia hội đồng quản trị của trường cao đẳng tư thục có bắt buộc bố trí hiệu trưởng?
Hiệu trưởng có phải tham gia hội đồng quản trị của trường cao đẳng tư thục?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 12 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
Hội đồng quản trị1. Hội đồng quản trị được thành lập ở trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục.2. Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông;b) Quyết nghị phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế, tổ chức hoạt động của nhà trường;c) Quyết nghị cơ cấu tổ chức trường; về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường; về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc không công nhận hiệu trưởng;d) Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế;đ) Quyết nghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường;e) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.3. Thành phần tham gia hội đồng quản trị bao gồm:a) Đại diện các tổ chức, cá nhân có số lượng cổ phần đóng góp ở mức cần thiết theo quy định;b) Hiệu trưởng, đại diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở hoặc đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan;c) Đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể; đại diện nhà giáo.
Do đó, hiện nay thì thành phần tham gia trong trường cao đẳng tư thục có: Hiệu trưởng, đại diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở hoặc đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan. Cho nên, việc có sự tham gia của Hiệu trưởng là bắt buộc.
Cơ cấu tổ chức cao đẳng công lập, tư thục hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định cơ cấu tổ chức cao đẳng bao gồm như sau:
– Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;
– Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
– Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
– Các khoa, bộ môn;
– Các hội đồng tư vấn;
– Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
Hiệu trưởng có phải tham gia hội đồng quản trị của trường cao đẳng tư thục? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn hiệu trưởng trường cao đẳng là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng1. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng là người đứng đầu trường trung cấp, trường cao đẳng, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường.2. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:a) Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 05 năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp;b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hiệu trưởng trường trung cấp; có bằng thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng;c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;d) Có đủ sức khỏe; bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng đối với việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập.…
Vậy, hiệu trưởng trường cao đẳng phải có đủ 04 tiêu chuẩn sau:
(1) Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 05 năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp;
(2) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hiệu trưởng trường trung cấp; có bằng thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng;
(3) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
(4) Có đủ sức khỏe; bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng đối với việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt