Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là câu nói của ai? Ý nghĩa chi tiết

Hiền tài là nguyên khí quốc gia là câu nói nổi tiếng từ thời phong kiến triều Lê, được trích trong bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba. Đây là câu nói nhằm thể hiện tầm quan trọng của người tài với quốc gia và sự kính trọng và tự hào của mọi người đối với họ. Hãy cùng THPT Phạm Kiệt tìm hiểu ý nghĩa câu nói ngay sau đây.

Hiền tài là nguyên khí quốc gia là câu nói của ai?

Hiền tài là nguyên khí quốc gia là câu nói của vị Tiến sĩ triều Lê, Phụng sự Đại phu, Hàn lâm viện Thừa chỉ, Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung. Câu nói này là một trong những câu nói nổi bật nhất bài ký cho tấm bia Văn Miếu tại Quốc Tử Giám (Hà Nội) vào năm Hồng Đức thứ 15 (1484).

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là câu nói của aiHiền tài là nguyên khí của quốc gia là câu nói của aiThân Nhân Trung

Tác giả Thân Nhân Trung sinh năm 1419, mất năm 1499, là người xã Yên Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông là một nhà thơ tài năng trong hội Tao Đàn Nhị thập bát tú, được vua Lê Thánh Tông cử vào hoàng cung để dạy học cho các hoàng tử.

Xem thêm:  Slogan Honda: “The Power of Dream”

Tư tưởng xuyên suốt con người và văn chương của Thân Nhân Trung đều cho thấy ông là  nhà giáo dục có tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc, có trách nhiệm lớn lao với đất nước và người dân.

Hiền tài là nguyên khí quốc gia có ý nghĩa gì?

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia có ý nghĩa rằng những người có tài năng và học thức đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của đất nước.

Một quốc gia có nhiều người tài thì quốc gia ấy mới có thể sống còn và ngày càng hùng mạnh. Để đất nước phát triển thịnh vượng thì việc trọng dụng và sử dụng người tài phù hợp là một trong những chìa khóa quý giá nhất.

Câu nói Một dân tộc dốt là dân tộc yếu của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cũng có ý đề cao tầm quan trọng của tri thức đối với sự phát triển của quốc gia.

Hoàn cảnh ra đời của câu nói

Vào năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy cho những người đỗ đạt cao. Lúc này, tiến sĩ Thân Nhân Trung đã sử dụng câu nói như một lời kêu gọi những người có tài cống hiến hết mình cho tổ quốc.

Kể từ đó cho đến nay, câu nói vẫn được lưu truyền và trở thành một trong những câu nói ý nghĩa, sâu sắc nhất. Mỗi khi nhắc tới vấn đề người tài và cách trọng dụng người tài, chúng ta đều nhớ tới lời dạy của ông.

Xem thêm:  Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng là câu nói của ai? Tìm hiểu ý nghĩa câu nói

Lời kết

Câu nói nổi tiếng trên không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê mà câu nói ấy đối với thế hệ ngày nay vẫn giữ trọn vẹn giá trị. Giáo dục đang trở thành kim chỉ nam hàng đầu nhất là ở thời điểm đội ngũ trí thức giữ một vai trò then chốt trong quá trình phát triển đất nước như hiện nay.

Viết một bình luận