Giậm chân hay dậm chân đều có cách phát âm tượng tự nhau khiến nhiều người không biết sử dụng từ nào mới đúng. Kiểm tra lỗi chính tả ngay cùng VanVN để biết đáp án chính xác và hiểu rõ ý nghĩa của từ.
Giậm chân hay dậm chân? Từ nào đúng chính tả
Giậm chân và dậm chân đều là hai từ viết đúng chính tả. Trong đó từ giậm chân thường được sử dụng phổ biến hơn trong đời sống hàng ngày.
Giậm chân và dậm chân là hiện tượng lưỡng khả của từ
Giậm chân nghĩa là gì?
Giậm chân là động từ mô tả hành động nhấc chân lên cao, sau đó nện mạnh xuống đất. Động từ này thường dùng để thể hiện cảm xúc tức giận hoặc nuối tiếc về một điều gì đó.
Ví dụ:
- Ông ấy giậm chân thật mạnh xuống đất với thái độ tức giận.
- Cả lớp xếp thành hai hàng dọc để giậm chân đi đều.
Dậm chân nghĩa là gì?
Dậm chân xuất hiện trong từ điển tiếng Việt của Hồ Ngọc Đức, cũng mang ý nghĩa là nâng cao chân lên rồi nện mạnh xuống đất.
Ví dụ:
- Cả lớp dậm chân tại chỗ trong vòng 10 phút.
- Cô ấy dậm chân thật mạnh xuống đất khi cậu con trai làm vỡ chiếc bát trên bàn.
Giẫm đạp hay dẫm đạp từ nào đúng chính tả?
Giẫm đạp và dẫm đạp đều là hai từ viết đúng chính tả. Tương tự như giậm chân hay dậm chân thì bạn có thể sử dụng giẫm đạp hay dẫm đạp đều được.
Hai cụm từ này có nghĩa là dùng chân để chà đạp lên một vật nào đó. Hiểu theo nghĩa bóng thì là dùng những từ ngữ, hành động để chà đạp lên lòng tự trọng, nhân cách của người khác.
Ví dụ:
- Bạo động xảy ra khiến mọi người giẫm đạp lên nhau chạy thoát.
- Những chú bò đang dẫm đạp lên cánh đồng cỏ xanh mướt.
Dẫm chân hay giẫm chân từ đúng chính tả?
Dẫm chân hay giẫm chân cũng là hai từ viết đúng chính tả. Tuy nhiên, giẫm chân được sử dụng phổ biến trong cộng đồng tiếng Việt.
Hai cụm từ này cũng có nghĩa là dùng chân để chà đạp lên một vật nào đó. Một số câu thường sử dụng hai cụm từ này:
- Do tôi không để ý nên đã giẫm chân lên bức tranh của cô ấy để dưới sàn nhà.
- Các bạn nhỏ không được dẫm chân lên bãi cỏ.
Tổng kết
Như vậy, giậm chân hay dậm chân trong tiếng Việt được gọi là hiện tượng lưỡng khả của từ. Bạn có thể sử dụng một trong hai cụm từ để diễn đạt chung một ý nghĩa mà không sợ bị sai chính tả đâu nhé!
Xem thêm:

Giới thiệu tác giả cho website THPT Phạm Kiệt Sơn Hà
Tên tác giả: Khanh Nguyễn
Vai trò: Biên tập viên nội dung, người phụ trách thông tin và tin tức của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà.
Giới thiệu:
Khanh Nguyễn là người chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, sự kiện và hoạt động quan trọng của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà. Với tinh thần trách nhiệm cao, tác giả mang đến những bài viết chất lượng, phản ánh chính xác những chuyển động trong nhà trường, từ các hoạt động đoàn thể đến công tác giảng dạy và thành tích của học sinh, giáo viên.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông, Khanh Nguyễn cam kết cung cấp những thông tin hữu ích, giúp phụ huynh, học sinh và giáo viên nắm bắt nhanh chóng các sự kiện quan trọng tại trường. Đặc biệt, tác giả luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các phong trào thi đua, công tác đoàn thể và những thành tích nổi bật của trường trong từng năm học.
Lĩnh vực phụ trách:
Cập nhật tin tức về các hoạt động giáo dục tại trường.
Thông tin về các sự kiện, hội nghị, đại hội quan trọng.
Vinh danh thành tích của giáo viên, học sinh.
Truyền tải thông điệp của nhà trường đến phụ huynh và học sinh.