Tham khảo gợi ý câu trả lời Giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh? Học sinh lớp 9 cần đạt những yêu cầu gì trong nội dung công nghiệp môn Lịch sử và Địa lí?
Giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh?
Việc phát triển công nghiệp xanh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sống mà còn hướng đến sự phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cả con người và hệ sinh thái. Dưới đây là gợi ý trả lời câu hỏi Giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh.
1. Đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu – Phát triển công nghiệp xanh là giải pháp quan trọng để tái sử dụng chất thải, giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường sống. – Công nghiệp xanh giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng, từ đó giảm áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt. – Góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến, giảm lượng khí thải và hạn chế ô nhiễm môi trường. 2. Đảm bảo sức khỏe cộng đồng – Công nghiệp xanh tạo ra các sản phẩm an toàn, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng và cộng đồng. – Giảm ô nhiễm không khí, nước và đất, đảm bảo môi trường sống trong lành hơn cho người dân, đặc biệt ở các khu vực có mật độ công nghiệp cao. 3. Thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững – Giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế: + Việc tái sử dụng tài nguyên và chất thải giúp tiết kiệm chi phí đầu vào, nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng trong sản xuất. + Sản xuất tuần hoàn giữa các doanh nghiệp (đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp khác) giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên. – Tạo ra sản phẩm chất lượng cao: + Công nghiệp xanh hướng đến sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, từ đó đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu và tăng khả năng cạnh tranh. + Xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường khắt khe như EU, Mỹ, Nhật Bản với mức thuế thấp hơn nhờ đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. 4. Giải quyết các vấn đề trong phát triển công nghiệp hiện nay – Khắc phục ô nhiễm môi trường: + Phát triển công nghiệp xanh giúp giảm thiểu chất thải công nghiệp, từ đó giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nhiều khu vực. – Định hướng sản xuất hiện đại: + Công nghiệp xanh đòi hỏi áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và đổi mới sáng tạo trong sản xuất. 5. Đáp ứng xu thế phát triển toàn cầu – Hiện nay, phát triển bền vững và công nghiệp xanh là xu hướng tất yếu trên thế giới. – Nhiều quốc gia đã đưa ra các chính sách, tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe về môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu, vì vậy việc phát triển công nghiệp xanh giúp các doanh nghiệp hội nhập tốt hơn vào thị trường quốc tế. Kết luận Phát triển công nghiệp xanh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống và hướng đến sự phát triển bền vững. Đây là bước đi cần thiết và chiến lược để xây dựng nền kinh tế hiện đại, thân thiện với môi trường và thích ứng với các thách thức toàn cầu. |
Lưu ý: Nội dung Giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh? chỉ mang tính chất tham khảo.
Giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh? Yêu cầu cần đạt trong nội dung công nghiệp lớp 9? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt trong nội dung công nghiệp lớp 9?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt trong nội dung công nghiệp của học sinh lớp 9 như sau:
– Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
– Trình bày được sự phát triển và phân bố của một trong các ngành công nghiệp chủ yếu.
– Xác định được trên bản đồ các trung tâm công nghiệp chính.
– Giải thích được tại sao cần phát triển công nghiệp xanh.
Năng lực nhận thức khoa học địa lí của học sinh lớp 9 cần đảm bảo những gì?
Căn cứ Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định năng lực nhận thức khoa học địa lí của học sinh lớp 9 cần đảm bảo như sau:
(1) Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian
– Định hướng không gian: biết sử dụng các phương tiện khác nhau, đặc biệt là địa bàn để xác định chính xác phương hướng; biết xác định vị trí địa lí của một địa điểm và phương hướng trên bản đồ; biết phân tích phạm vi, quy mô của một lãnh thổ.
– Phân tích vị trí địa lí: biết phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến các quá trình tự nhiên và kinh tế – xã hội.
– Phân tích sự phân bố: mô tả được đặc điểm phân bố của đối tượng, hiện tượng địa lí.
– Diễn đạt nhận thức không gian: sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không gian; sử dụng được lược đồ để diễn tả mối quan hệ không gian giữa các hiện tượng, sự vật địa lí; mô tả được một địa phương với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư và kinh tế. Từ đó hình thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt địa phương này với địa phương khác.
(2) Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội)
– Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong thiên nhiên
+ Mô tả được một số hiện tượng và quá trình địa lí trên Trái Đất; mô tả được sự phân hoá của thiên nhiên các châu lục; mô tả được các đặc điểm chủ yếu của thiên nhiên Việt Nam; giải thích được một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá thiên nhiên Việt Nam.
+ Sơ đồ hoá để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình tự nhiên.
+ Nhận biết và phân tích được quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong một số tình huống.
– Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong kinh tế – xã hội
+ Mô tả được sự phân hoá không gian của các hiện tượng dân cư, quần cư, kinh tế, văn hoá; giải thích được một số nhân tố tác động tới sự phân hoá đó qua một ví dụ cụ thể.
+ Tìm được các minh chứng về mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong sự phát triển, phân bố dân cư và các ngành kinh tế.
+ Sơ đồ hoá để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội.
+ Nhận biết và vận dụng được một số tình huống phân tích quan hệ nhân quả trong đời sống kinh tế – xã hội.
– Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư và sản xuất
+ Phân tích được tác động của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến việc lựa chọn phương thức khai thác tự nhiên của dân cư các châu lục.
+ Đánh giá được tác động của các điều kiện tự nhiên, cơ sở tài nguyên đến sự phân bố dân cư, sự phát triển các ngành kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế thông qua ví dụ cụ thể về địa lí Việt Nam.
– Phân tích tác động của xã hội loài người lên môi trường tự nhiên
+ Phân tích được cách thức mà con người ở các châu lục, ở các vùng miền của nước ta đã khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt