Khái niệm Fair play là gì? Trong bóng đá Fair play là những hành động như thế nào?
Fair play là gì? Fair play trong bóng đá là như thế nào?
Fair play là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong thể thao, thể hiện tinh thần chơi đẹp, trung thực và tôn trọng luật lệ cũng như đối thủ. Không chỉ là việc tuân thủ quy tắc, fair play còn bao gồm thái độ ứng xử đúng mực, công bằng và có đạo đức, mang lại sự công bằng và ý nghĩa cao đẹp cho các trận đấu.
Trong thể thao nói chung, tinh thần fair play đòi hỏi các vận động viên, huấn luyện viên, và cả người hâm mộ cùng giữ thái độ tôn trọng đối thủ, trọng tài và khán giả. Fair play là gì nếu không phải là sự cam kết không gian lận, không cố ý gây tổn thương hay lợi dụng các kẽ hở của luật để tạo lợi thế bất công?
Fair Play trong bóng đá là gì?
Bóng đá, môn thể thao vua, luôn đề cao tinh thần fair play. Đây là cách mà cầu thủ, đội bóng và cả cổ động viên thể hiện sự tôn trọng đối với giá trị trung thực, đạo đức và tinh thần thể thao.
Một số hành động thể hiện rõ fair play trong bóng đá là gì? Trong bóng đá một số hành động thể hiện sự fair play như:
– Dừng trận đấu để giúp đối thủ bị chấn thương.
– Trả bóng lại cho đội bạn khi bóng được đưa ra ngoài vì lý do bất khả kháng.
– Thừa nhận lỗi khi trọng tài không phát hiện vi phạm.
Fair play là gì? Fair play trong bóng đá là như thế nào? Trách nhiệm của nhà trường đối với hoạt động thể thao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của nhà trường đối với hoạt động thể thao?
Theo Điều 11 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của nhà trường trong hoạt động thể thao như sau:
– Triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư này và nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.
– Thực hiện việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên theo quy định.
– Bố trí giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất tham gia hướng dẫn, tổ chức, quản lý các câu lạc bộ thể thao và hoạt động thi đấu thể thao.
– Xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện cho giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được tham gia nghiên cứu khoa học; tham gia hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao; huấn luyện đội tuyển tham gia thi đấu giải thể thao các cấp.
– Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thể thao cho học sinh, sinh viên trong nhà trường và cử đoàn tham gia các hoạt động thi đấu thể thao do cơ quan quản lý giáo dục các cấp, Hội Thể thao học sinh Việt Nam, Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam tổ chức.
– Hằng năm, có kế hoạch xây dựng, tu sửa, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất; mua mới và bổ sung trang thiết bị, dụng cụ thể dục, thể thao phục vụ môn học Giáo dục thể chất và các hoạt động thể thao.
Nhà trường có bắt buộc lập câu lạc bộ thể thao không?
Việc thành lập câu lạc bô thể thao trong nhà trường được quy định tại Điều 3 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT như sau:
Câu lạc bộ thể thao1. Thành lập, quản lý, phát triển câu lạc bộ các môn thể thao tuỳ thuộc điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu, sở thích tập luyện, sức khỏe của học sinh, sinh viên. Mỗi nhà trường có từ một câu lạc bộ thể thao trở lên hoạt động thường xuyên, nền nếp.2. Bố trí thời gian hợp lý, lồng ghép hoạt động câu lạc bộ thể thao với môn học Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục các cấp học, trình độ đào tạo bảo đảm tính liên thông, góp phần phát triển toàn diện thể chất và thể thao trường học.3. Tổ chức phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc phù hợp với truyền thống và điều kiện thực tế của địa phương.”
Như vậy, mỗi nhà trường theo quy định phải có từ một câu lạc bộ thể thao trở lên hoạt động thường xuyên, nề nếp. Do đó, việc thành lập ít nhất 01 câu lạc bộ thể thao trong trường thuộc về trách nhiệm của nhà trường.
Ngoài ra nhà trường cần phải bố trí thời gian hợp lý, lồng ghép hoạt động câu lạc bộ thể thao với môn học Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục các cấp học, trình độ đào tạo bảo đảm tính liên thông, góp phần phát triển toàn diện thể chất và thể thao trường học.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt