Tổng hợp các đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng hay và chi tiết nhất? Quyền của học sinh lớp 6 khi đi học là gì?
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng?
Dưới đây là hình ảnh hay hành động của Gióng mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – mẫu số 1
Thánh Gióng là hình tượng người anh hùng huyền thoại trong truyền thuyết Việt Nam, gắn liền với tinh thần yêu nước và sức mạnh phi thường. Khi giặc Ân tràn vào xâm lược, cậu bé Gióng vốn không biết nói bỗng cất tiếng xin vua ban cho áo giáp sắt, ngựa sắt và roi sắt để ra trận. Khi nhận được vũ khí, Gióng vươn mình trở thành tráng sĩ khổng lồ, cưỡi ngựa sắt phi thẳng ra chiến trường. Hình ảnh Gióng cầm roi sắt, quét sạch quân thù, ngọn lửa từ vó ngựa phun trào thiêu rụi kẻ địch thể hiện sức mạnh vô song. Khi roi sắt gãy, Gióng không dừng lại mà nhổ tre bên đường làm vũ khí tiếp tục chiến đấu. Đánh tan giặc, Gióng không trở về mà thúc ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi bỏ áo giáp rồi bay thẳng về trời, để lại dấu ấn bất tử về lòng dũng cảm và tinh thần quật cường của dân tộc.
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – mẫu số 2
Khi đọc truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt” để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Đây là một trong những chi tiết kì ảo trong Thánh Gióng. Từ “tráng sĩ” dùng để chỉ người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng và thường làm những việc lớn. Hành động vươn vai từ một cậu bé biến thành một “tráng sĩ” của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường. Đồng thời, hình ảnh này còn khát vọng của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh vô song để chống lại kẻ thù ngoại xâm. Đây quả là một chi tiết giàu ý nghĩa trong truyền thuyết Thánh Gióng, muốn đánh thắng giặc thì sức mạnh về thể chất cũng là một điều rất quan trọng.
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – mẫu số 3
Truyền thuyết Thánh Gióng đem đến cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất là hành động sau khi đánh thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Qua hành động này, nhân dân ta đã gửi gắm khát vọng bất tử hóa người anh hùng dân tộc. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho những con người có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – mẫu số 4
Hình ảnh Thánh Gióng ra trận là biểu tượng hào hùng của tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Khoác trên mình bộ giáp sắt, tay cầm roi sắt, tráng sĩ Gióng hiên ngang nhảy lên lưng ngựa, lao thẳng ra chiến trường. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, mở đường cho Gióng xông pha giữa muôn trùng quân giặc. Mỗi nhát roi vung lên, kẻ thù ngã rạp, từng lớp từng lớp bị quét sạch. Khi roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí, tiếp tục chiến đấu đến khi giặc tan tác. Hình ảnh vị anh hùng làng Gióng sừng sững giữa chiến trường, không hề nao núng trước hiểm nguy, đã trở thành biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước. Câu chuyện về Gióng không chỉ là huyền thoại mà còn là niềm tự hào, hun đúc ý chí kiên cường của bao thế hệ người Việt Nam.
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – mẫu số 5
Thánh Gióng là truyền thuyết mà em vô cùng yêu thích. Trong văn bản, em cảm thấy ấn tượng nhất với câu nói đầu tiên của Gióng. Cậu bé làng Gióng đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng sai sứ giả đi tìm người tài khắp nước. Khi cậu bé nghe tiếng giao của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Câu nói đầu tiên là của Thánh Gióng là xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói này là một câu nói lạ lùng nhưng trong hoàn cảnh đó là một câu nói phi thường. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân. Nhân vật này đã gửi gắm truyền thống yêu nước của nhân dân ta được truyền từ đời này sang đời khác, từ người già cho tới trẻ nhỏ.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng? Học sinh lớp 6 có quyền gì khi đi học? (Hình ảnh từ Internet)
Quyền của học sinh lớp 6 khi đi học là gì?
Căn cứ Điều 83 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền của học sinh lớp 6 khi đi học như sau:
– Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
– Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
– Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
– Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
– Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
– Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
– Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.
– Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
– Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
– Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.
Môn ngữ văn lớp 6 được đánh giá bằng gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Hình thức đánh giá…2. Đánh giá bằng điểm sốa) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.b) Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.3. Hình thức đánh giá đối với các môn họca) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Như vậy, ngoài các môn Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được đánh giá bằng nhận xét thì các môn học còn lại đều được đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số.
Cho nên, môn ngữ văn lớp 6 sẽ được đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt