Đình chỉ hoạt động của trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên khi nào?

Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên bị đình chỉ trong trường hợp nào?...



Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên bị đình chỉ trong trường hợp nào? Trình tự đình chỉ hoạt động trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên ra sao?







Đình chỉ hoạt động của trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định đình chỉ hoạt động của trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trong các trường hợp sau:

– Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;

– Trong quá trình hoạt động, không duy trì được một trong các điều kiện quy định tại Điều 43 Nghị định 125/2024/NĐ-CP;

– Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;

– Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:  Soạn bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa môn Tiếng Việt lớp 5? Học sinh lớp 5 ở trường học phải có hành vi ứng xử như thế nào?

Đình chỉ hoạt động của trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên khi nào?

Đình chỉ hoạt động của trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên khi nào?(Hình ảnh từ Internet)

Trình tự đình chỉ hoạt động của trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên ra sao?

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 45 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định về trình đình chỉ hoạt động của trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên như sau:

Bước 1: Khi phát hiện trung tâm vi phạm quy định tại mục trên, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm;

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm.

Quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên (theo Mẫu số 10 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

Bước 3: Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trung tâm thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trung tâm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trung tâm hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xem thêm:  Đề thi học kì 1 Công nghệ 5 có đáp án? Cơ cấu tổ chức của trường tiểu học thế nào?

Lưu ý: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động các trung tâm thuộc thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 Nghị định 125/2024/NĐ-CP.

Quy định sáp nhập, chia, tách trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 46 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định về sáp nhập, chia, tách trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên như sau:

(1) Trung tâm được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu sau đây:

– Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;

– Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

– Trung tâm mới được hình thành sau quá trình sáp nhập, chia, tách phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 43 Nghị định 125/2024/NĐ-CP.

(2) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách các trung tâm thuộc thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 Nghị định 125/2024/NĐ-CP.

(2) Hồ sơ gồm:

– Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm;

– Đề án sáp nhập, chia, tách trung tâm;

– Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trung tâm tư thục.

(3) Trình tự thực hiện:

Xem thêm:  Mẫu viết bài văn kể lại câu chuyện sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo môn Tiếng Việt lớp 5? Phương pháp dạy đọc lớp 5 thế nào?

Bước 1: Nhà trường, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trung tâm, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại (1) trong thời hạn 10 ngày;

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên (theo Mẫu số 10 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt