Điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập là gì?

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập có điều kiện thành lập là...



Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập có điều kiện thành lập là gì? Thủ tục thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập như thế nào?







Điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập là gì?

Căn cứ theo Điều 48 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập cụ thể như sau:

(1) Việc thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm:

– Trụ sở, phòng làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;

Xem thêm:  Top 3 mẫu trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại? Môn Ngữ văn lớp 7 có quy trình viết ra sao?

– Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trung tâm;

– Khu nhà ở cho học sinh đối với trung tâm có người khuyết tật nội trú;

– Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;

– Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trung tâm.

(3) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.

(4) Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.

(5) Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.

(6) Trường hợp trung tâm tổ chức dạy học cho học sinh khuyết tật:

– Có chương trình giáo dục và tài liệu dạy học phù hợp đối với học sinh khuyết tật theo quy định;

– Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, có phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh khuyết tật.

Điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập là gì?

Điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập là gì? (Hình ảnh từ Internet)

Thủ tục thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập như thế nào?

Căn cứ theo Điều 49 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định về thủ tục thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập cụ thể như sau:

Xem thêm:  Top mẫu bài cảm nhận về nhân vật Huấn Cao chọn lọc nhất? Các ngữ liệu cụ thể mà học sinh lớp 11 được học trong môn Ngữ văn là gì?

(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập

(2) Hồ sơ gồm:

– Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP);

– Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (theo Mẫu số 02 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP);

– Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trung tâm;

– Đối với trung tâm tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư thành lập trung tâm, bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đề nghị thành lập trung tâm;

– Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm; tổ chức, bộ máy của trung tâm; tổ chức hoạt động giáo dục trong trung tâm; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và người học; tài chính và tài sản của trung tâm; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của trung tâm.

Xem thêm:  Soạn văn 7 Đẽo cày giữa đường ngắn nhất? Sách giáo khoa Ngữ văn của học sinh lớp 7 lựa chọn như thế nào?

(3) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan chuyên môn xây dựng hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm;

Trường hợp nào thì đình chỉ hoạt động trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định về các trường hợp đình chỉ hoạt động trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:

– Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;

– Trong quá trình hoạt động không duy trì được một trong các điều kiện quy định tại Điều 48 Nghị định 125/2024/NĐ-CP

– Không triển khai hoạt động trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;

– Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ bị đình chỉ;

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt