Đã có thêm điều kiện mới để học sinh lái ? Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh trong các cơ sở giáo dục ra sao?
Điều kiện mới để học sinh lái xe dưới 50cc từ 01/01/2025?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh.
Trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh…4. Trách nhiệm của trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:a) Tổ chức cho học sinh, gia đình học sinh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm các nội dung: học sinh không điều khiển xe mô tô khi chưa đủ điều kiện theo quy định, không điều khiển xe gắn máy khi chưa hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn; gia đình học sinh không giao xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;b) Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện đúng cam kết đã ký và thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin với gia đình học sinh việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông;c) Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh….
Như vậy, từ 01/01/2025, học sinh lái xe dưới 50cc sau khi đã hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn. Chương trình này sẽ do lực lượng Cảnh sát giao thông hướng dẫn và đánh giá.
Điều kiện mới để học sinh lái xe dưới 50cc từ 01/01/2025? (Hình ảnh từ Internet)
Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh trong các cơ sở giáo dục ra sao?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục như sau:
(1) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
– Nhận biết loại phương tiện giao thông đường bộ;
– Nhận biết đèn tín hiệu giao thông, ý nghĩa tín hiệu đèn và một số biển báo hiệu đường bộ thường gặp;
– An toàn khi đi bộ, trên các phương tiện giao thông đường bộ;
– Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách;
– Nơi vui chơi an toàn;
– Những nguy hiểm, hậu quả khi không tuân thủ quy định an toàn giao thông đường bộ.
(2) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh tiểu học bao gồm:
– Nhận biết hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu đường bộ thường gặp;
– Một số quy tắc giao thông đường bộ thường gặp; nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ;
– Đi qua đường bộ an toàn;
– Chọn và đội mũ bảo hiểm đúng cách;
– Lên, xuống xe đạp, xe gắn máy, xe mô tô an toàn;
– Làm quen với xe đạp và cách điều khiển xe đạp an toàn;
– Một số kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
(3) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học cơ sở bao gồm:
– Quy tắc giao thông đường bộ;
– Nhận biết và chấp hành báo hiệu đường bộ;
– Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông đường bộ;
– An toàn khi ngồi trên xe cơ giới;
– Cách điều khiển xe đạp, xe đạp điện an toàn;
– Phòng ngừa rủi ro, hậu quả của tai nạn giao thông và xử lý sự cố giao thông.
(4) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông, học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
– Quy tắc giao thông đường bộ; báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới;
– Dự đoán và phòng tránh nguy hiểm;
– Cách điều khiển xe gắn máy an toàn.
Việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ như sau:
– Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
– Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.
– Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ.
– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý.
Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt