Giảng viên tham dự kì thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm thì cần phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
Điều kiện dự thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định điều kiện giảng viên dự thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm là:
– Là giảng viên cơ hữu của trường theo quy định hiện hành;
– Bảo đảm tiêu chuẩn của giảng viên quy định trong các văn bản hiện hành;
– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;
– Không bị xử lý về vi phạm pháp luật, kỷ luật trong thời gian 02 năm liền kề trước đó tính đến thời điểm dự thi;
– Đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ tham dự Hội thi được quy định tại khoản 2 Điều 12 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022.
Điều kiện dự thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tổ chức Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc là gì?
Theo khoản 2 Điều 8 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tổ chức Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc là:
– Tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động của Hội thi theo quy định của Điều lệ này; được sử dụng con dấu của đơn vị có thẩm quyền tổ chức Hội thi để thực hiện nhiệm vụ; thành lập các ban giúp việc Hội thi;
– Xây dựng kế hoạch Hội thi và gửi thông báo kế hoạch Hội thi đến các đơn vị, cá nhân có liên quan; xây dựng chương trình hoạt động, quy định ra đề thi, nội quy thi và lịch thi; chuẩn bị các tài liệu khác liên quan đến Hội thi;
– Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện khác bảo đảm cho các hoạt động của Hội thi; tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ Hội thi; được huy động các nguồn tài chính và các nguồn lực khác cho Hội thi theo quy định của pháp luật;
– Chuẩn bị và thực hiện công tác tổ chức thi, đánh giá các nội dung thi và các hoạt động khác nhằm đạt được mục đích Hội thi theo quy định của Điều lệ này;
– Tổ chức khen thưởng các tổ chức, cá nhân tham gia Hội thi theo quy định hiện hành của pháp luật; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm;
– Giải quyết các khiếu nại về chấm thi, xếp giải của đơn vị và cá nhân dự thi; xử lý hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm Điều lệ này;
– Tổng kết, đánh giá, công bố kết quả Hội thi; thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến Hội thi;
– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến việc tổ chức Hội thi theo quy định của pháp luật.
Thành phần Ban Thư ký Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định về Ban Thư ký Hội thi như sau:
Ban Thư ký Hội thi1. Thành phần Ban Thư ký Hội thi (sau đây gọi là Ban Thư ký) gồm: Trưởng ban và ủy viên (không bao gồm thư ký của Tiểu Ban Giám khảo), số lượng thành viên Ban Thư ký có ít nhất là 03 người và do Trưởng Ban Tổ chức quyết định.a) Trưởng Ban Thư ký: Một thành viên của Ban Tổ chức kiêm nhiệm;b) Ủy viên: Bao gồm những người có đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên Ban Thư ký được quy định tại khoản 4 của Điều này.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký:a) Là bộ phận thường trực giúp Ban Tổ chức nhận và phản hồi các thông tin liên quan đến Hội thi; bảo đảm mối liên hệ giữa các thành viên trong Ban Tổ chức, các trưởng ban giúp việc và các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp đến Hội thi;b) Giới thiệu, đề xuất những người có đủ năng lực tham gia các ban giúp việc; trình Trưởng Ban Tổ chức ra quyết định thành lập các tổ giúp việc;c) Giúp Ban Tổ chức chuẩn bị và gửi thông báo kế hoạch Hội thi đến các nơi liên quan; chuẩn bị nội dung các cuộc họp Ban Tổ chức; chuẩn bị các văn bản, báo cáo phục vụ Hội thi;d) Tiếp nhận, bảo quản hồ sơ dự thi của các đơn vị, cá nhân dự thi và lưu giữ các tài liệu phục vụ Hội thi; quản lý, phân phối và bàn giao các tài liệu của Hội thi đến các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan trong việc tổ chức thi và đánh giá các nội dung thi;…
Như vậy, thành phần Ban Thư ký Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc bao gồm Trưởng ban và ủy viên (không bao gồm thư ký của Tiểu Ban Giám khảo), số lượng thành viên Ban Thư ký có ít nhất là 03 người và do Trưởng Ban Tổ chức quyết định.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt