Điểm xét Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 được quy định như thế nào?

Quy định về điểm xét Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 như thế nào? Hồ sơ...



Quy định về điểm xét Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 như thế nào? Hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông gồm những gì theo Thông tư 24?







Điểm xét Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 44 Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về điểm xét tốt nghiệp Trung học phổ thông như sau:

(1) Điểm xét tốt nghiệp THPT (ĐXTN) gồm:

– Điểm các môn thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT được quy về thang điểm 10 để tính ĐXTN;

– Điểm trung bình các năm học ở cấp THPT (ĐTB các năm học) được tính theo công thức dưới đây:

Trong đó, ĐTB lớp 10, ĐTB lớp 11, ĐTB lớp 12 là điểm trung bình cộng của tất cả các môn học được đánh giá bằng điểm số của từng năm học đó. ĐTB từng năm học và ĐTB các năm học được làm tròn đến 2 (hai) chữ số thập phân.

– Điểm ưu tiên (ƯT), khuyến khích (KK) nếu có.

(2) Công thức xét công nhận tốt nghiệp

(3) Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.

(4) Đối với thí sinh học theo Chương trình GDPT/GDTX mà trên học bạ có tính ĐTB từng năm học thì được sử dụng điểm này để thay thế cho việc tính ĐTB các môn học tại điểm b khoản 1 Điều này.

(5) ĐTB các năm học chỉ tính trên những năm học mà thí sinh học theo Chương trình GDPT/GDTX của Việt Nam.

Điểm xét Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 được quy định như thế nào?

Điểm xét Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông gồm những gì theo Thông tư 24?

Căn cứ theo Điều 20 Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về đăng ký dự thi như sau:

Đăng ký dự thi1. Nơi ĐKDT:a) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Quy chế này ĐKDT trực tuyến hoặc ĐKDT trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12;b) Đối tượng theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 19 Quy chế này ĐKDT trực tuyến hoặc trực tiếp tại địa điểm (gọi là nơi ĐKDT) do sở GDĐT quy định. Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 63 Quy chế này.2. Đăng ký môn thi:a) Để xét công nhận tốt nghiệp THPT: Thí sinh phải đăng ký dự thi môn Ngữ văn, môn Toán và 01 bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ Công nghiệp, Công nghệ Nông nghiệp, Ngoại ngữ. Thí sinh chọn 02 môn thi của bài thi tự chọn trong số các môn đã được học ở lớp 12. Thí sinh được ĐKDT môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông;b) Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 19 Quy chế này chỉ đăng ký môn thi theo nguyện vọng. Riêng đối với bài thi tự chọn, thí sinh chỉ được chọn tối đa 02 môn thi.3. Hồ sơ ĐKDT:a) Phiếu ĐKDT;b) Các loại chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có);c) Ảnh cỡ 4×6 chụp theo kiểu căn cước/căn cước công dân, được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng;d) Bản sao học bạ THPT (đối với thí sinh thuộc điểm b khoản 1 Điều 19 của Quy chế này);đ) Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh thuộc điểm c khoản 1 Điều 19 của Quy chế này);e) Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp, bản sao Sổ học tập hoặc bảng điểm học các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT (đối với thí sinh thuộc điểm d khoản 1 Điều 19 của Quy chế này);g) Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận hoặc do sở GDĐT nơi thí sinh đã dự thi xác nhận trong trường hợp thí sinh dự thi tại tỉnh khác.

Như vậy, hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo qy định tại Thông tư 24 bao gồm:

– Phiếu ĐKDT;

– Các loại chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có);

– Ảnh cỡ 4×6 chụp theo kiểu căn cước/căn cước công dân, được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng;

– Bản sao học bạ THPT (đối với thí sinh thuộc điểm b khoản 1 Điều 19 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT);

– Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh thuộc điểm c khoản 1 Điều 19 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT);

– Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp, bản sao Sổ học tập hoặc bảng điểm học các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT (đối với thí sinh thuộc điểm d khoản 1 Điều 19 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT);

– Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận hoặc do sở GDĐT nơi thí sinh đã dự thi xác nhận trong trường hợp thí sinh dự thi tại tỉnh khác.

Năm 2025 học sinh thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông gồm những môn thi nào?

Căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về môn thi như sau:

Môn thiTổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Như vậy, năm 2025 học sinh thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông gồm những môn thi sau đây:

– 02 môn thi bắt buộc: Toán và Ngữ Văn

– 02 môn thi tự chọn: học sinh tự chọn 02 trong tổng số các môn thi sau:

+ Vật lí

+ Hóa học

+ Sinh học

+ Lịch sử

+ Địa lí

+ Giáo dục kinh tế và pháp luật

+ Tin học

+ Công nghệ định hướng Công nghiệp

+ Công nghệ định hướng Nông nghiệp

+ Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt