Học sinh tham khảo đề thi vào lớp 10 2025 – 2026 tỉnh Vĩnh Phúc, đề tham khảo? Quy trình tuyển sinh vào lớp 10 thế nào?
Đề thi vào lớp 10 2025 2026 tỉnh Vĩnh Phúc, tham khảo?
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố đề thi tham khảo các môn thi trong bài thi tổ hợp, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên từ năm học 2025-2026.
Các đề thi được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc công bố gồm các môn: Khoa học tự nhiên (kiến thức vật lý, kiến thức hóa học, kiến thức sinh học); môn lịch sử và địa lý (kiến thức lịch sử, kiến thức địa lý) và môn tiếng Anh.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc cho biết hướng đề thi không đánh đố học sinh, mức độ kiến thức cơ bản, nằm trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS, chủ yếu trong chương trình lớp 9, song vẫn đảm bảo phân hóa để lựa chọn được học sinh vào các trường THPT không chuyên có tỷ lệ chọi cao.
Xem ngay Đề thi vào lớp 10 2025 2026 tỉnh Vĩnh Phúc, tham khảo dưới đây:
Tải về Đề thi vào lớp 10 2025 – 2026 môn Vật lý |
Tải về Đề thi vào lớp 10 2025 – 2026 môn Hóa học |
Tải về Đề thi vào lớp 10 2025 – 2026 môn Sinh học |
Tải về Đề thi vào lớp 10 2025 – 2026 môn Lịch sử |
Tải về Đề thi vào lớp 10 2025 – 2026 môn Địa lý |
Tải về Đề thi vào lớp 10 2025 – 2026 môn Tiếng Anh |
Đề thi vào lớp 10 2025 2026 tỉnh Vĩnh Phúc, tham khảo? Quy trình tuyển sinh vào lớp 10 thế nào? (Hình từ Internet)
Môn thi thứ ba tuyển sinh vào lớp 10 được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT (văn bản có hiệu lực từ 14/02/2025) quy định về môn thi thứ ba tuyển sinh vào lớp 10 như sau:
– Môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn 01 (một) trong 02 (hai) phương án sau:
+ Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, bảo đảm không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 03 (ba) năm liên tiếp;
+ Bài thi thứ ba là bài thi tổ hợp của một số môn học được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển riêng thì môn thi hoặc bài thì thứ ba do Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lí lựa chọn.
– Môn thi hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kì 1 nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 3 hằng năm.
– Thời gian làm bài thi:
+ Môn thi thứ ba: 60 phút hoặc 90 phút.
+ Bài thi thứ ba: 90 phút hoặc 120 phút.
Quy trình tuyển sinh vào lớp 10 được diễn ra như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT (văn bản có hiệu lực từ 14/02/2025) quy định về quy trình tuyển sinh vào lớp 100 như sau:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông. Kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông bao gồm các nội dung cơ bản sau: đối tượng tuyển sinh;
Chỉ tiêu và địa bàn tuyển sinh; phương thức tuyển sinh; độ tuyển thẳng, ưu tiên, khuyến khích; thời gian xét tuyển và công bố kết quả tuyển sinh. Kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông được công bố trước ngày 31 tháng 3 hằng năm.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu trực tiếp quản lí quyết định sau khi thống nhất với Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở.
(2) Căn cứ kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông đã được phê duyệt, Hội đồng tuyển sinh trung học phổ thông xây dựng và thông báo công khai kế hoạch tuyển sinh của nhà trường; tổ chức việc đăng kí tuyển sinh, tiếp nhận và chuẩn bị nội dung đăng kí tuyển sinh.
(3) Hội đồng tuyển sinh trung học phổ thông tổ chức việc tuyển sinh theo kế hoạch tuyển sinh đã được phê duyệt; đề xuất danh sách học sinh trúng tuyển với Hiệu trưởng nhà trường để trình Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, danh sách học sinh trúng tuyển do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu trực tiếp quản lí phê duyệt.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt