Những đối tượng được thi học sinh giỏi quốc gia? Đề thi và đáp án môn Địa lí kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025?
Đề thi và đáp án môn Địa lí kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025?
Ngày 20/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi và đáp án các môn Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025.
>>> Tải về xem chi tiết Đề thi và đáp án môn Địa lí kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025.
Đề thi và đáp án môn Địa lí kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)
Môn Địa lí có những đặc điểm cơ bản nào?
Căn cứ theo mục 1 Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về đặc điểm chương trình học môn Địa lí như sau:
– Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí.
– Ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
– Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế – xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống;
Đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
Những đối tượng được thi học sinh giỏi quốc gia?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT như sau:
Đối tượng dự thi1. Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:a) Học sinh đang học THPT, có xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;b) Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi trong một năm học.2. Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic:Học sinh đang học THPT và thuộc một trong các diện sau đây:a) Được Bộ GDĐT tuyển chọn trong số các học sinh đã đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm thi, bảo đảm số học sinh được tuyển chọn cho mỗi môn thi không vượt quá tám (08) lần số học sinh cần chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn đó:b) Không tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học, nhưng đã là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực; thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế trong năm học liền kề trước đó.
Theo đó, những đối tượng nào có thể thi học sinh giỏi quốc gia gồm: Học sinh đang học THPT, có xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi.
*Lưu ý: Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi trong một năm học.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia sẽ có quy định về việc chỉ đạo thực hiện và tổ chức thi như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia sẽ có quy định về việc chỉ đạo thực hiện và tổ chức thi như sau:
– Bộ GDĐT chỉ đạo và tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia; xem xét, quyết định xử lý những trường hợp đặc biệt liên quan bảo đảm mục đích, yêu cầu tổ chức thi.
– Hằng năm, Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi).
+ Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT; Phó Trưởng ban là lãnh đạo các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ GDĐT, trong đó Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (QLCL); Ủy viên là lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an; Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thi là công chức, viên chức của các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an;
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi: Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức thi; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi, báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức thi.
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo thi: Trưởng ban chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thi và tổ chức cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; các Phó Trưởng ban, Ủy viên và Thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.
– Cục QLCL chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các công việc sau:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt;
+ Hướng dẫn tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia;
+ Điều động các đơn vị dự thi làm nhiệm vụ coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia;
+ Tổ chức ra đề thi và bàn giao đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi;
+ Tổ chức coi thi kỳ thi chọn đội tuyển Olympic;
+ Tổ chức chấm thi, phúc khảo các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.
– Thanh tra Bộ GDĐT: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra các khâu tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt