Đề thi thử Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025 môn Sinh học?

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời...

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

Môn: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Bào quan nào sau đây là túi chứa sắc tố ở tế bào cánh hoa?

A. Không bào. B. Nhân. C. Lysosome. D. Ti thể.

Câu 2. Sử dụng thực phẩm trong trường hợp nào sau đây có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm do nấm mốc?

A. Tôm được nuôi bởi nguồn nước mặn ô nhiễm.

B. Sữa tươi trong hộp kín quá hạn sử dụng.

C. Cải xoăn được trồng trên đất ô nhiễm kim loại nặng.

D. Hạt lạc (đậu phộng) để lâu ngày trong môi trường ẩm ướt.

Câu 3. Khi nói về quang hợp, phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Lúa là thực vật C3, còn ngô thuộc thực vật C4.

B. Oxygen được tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc từ CO2

C. Pha tối xảy ra ở Stroma (chất nền lục lạp)

D. Trong dung dịch nuôi tảo, khi tăng nồng độ CO2 thì bọt khí O2 lại nổi lên nhiều hơn.

Câu 4. Quá trình thoát hơi nước ở thực vật diễn ra chủ yếu tại

A. khí khổng B. lớp cutin C. lớp nhu mô D. lớp mô giậu

Câu 5. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactose đóng vai trò của chất

A. Xúc tác B. Ức chế C. Cảm ứng D. Trung gian.

Câu 6: Khi nói về mã di truyền ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’→3’ trên mạch mang mã gốc.

B. Bộ ba mở đầu mã hóa cho amino acid methyonine.

C. Trong thành phần của codon kết thúc không có base loại

D. Mỗi amino acid do một hoặc một số bộ ba mã hóa.

Câu 7: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Enzyme RNA polymerase tiếp xúc và tháo xoắn phân tử DNA tại vùng điều hòa.

II. mRNA sơ khai có chiều dài bằng chiều dài vùng mã hóa của gene.

III. Enzyme DNA polymerase di chuyển trên mạch khuôn của gene theo chiều 3’ – 5’.

IV. Trên phân tử DNA, enzyme ligase chỉ hoạt động trên 1 mạch.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 8: Phát biểu dưới đây có nội dung đúng là:

A. Trẻ bị bệnh Down có nguyên nhân là bố

B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ

C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Down có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ

D. Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 -24

Câu 9: Tính trạng nào sau đây ở người, do gen trên NST giới tính quy định?

1. Bệnh mù màu. 2. Bệnh bạch tạng.

3. Dị tật dính ngón tay số 2 và 3 bằng màng nối.

4. Bệnh máu khó đông. 5. Bênh đái đường.

Số phương án đúng là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 10: Những đặc điểm nào ở loài người chủ yếu được quyết định bởi kiểu gen không phụ thuộc môi trường?

1. Đặc điểm tâm lí, ngôn ngữ.

2, Hình dạng tóc, nhóm máu.

3. Tuổi thọ.

4. Màu mắt, màu da, màu tóc tự nhiên.

5. Khả năng thuận tay trái hay tay phải.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 5 B. 2 và 4 C. 3, 4, 5 D. 2, 4, 5

Câu 11: Hình 1 mô tả quá trình tạo DNA tái tổ hợp. Quan sát hình và cho biết, để nối gen cần chuyển vào thể truyền cần có sự tham gia của loại enzyme nào

Câu 12. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm xuất hiện các allele mới trong quần thể?

A. Các cơ chế cách li. B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Đột biến.

Câu 13. Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có di – nhập gene.

B. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới.

C. Nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa nhỏ là biến dị tổ hợp.

D. Đột biến quy định chiều hướng của quá trình tiến hóa nhỏ.

Câu 14. Ở một loài côn trùng, đột biến gene A thành a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường nhưng thể đột biến lại mất đi khả năng sinh sản. Theo quan điểm của tiến hoá hiện đại, ý nghĩa của đột biến trên là

A. có lợi cho sinh vật và tiến hoá.

B. có hại cho sinh vật và tiến hoá.

C. có hại cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hoá.

D. có lợi cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hoá.

Câu 15: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp?

A. Hợp tác. B. Vật ăn thịt, con mồi.

C. Kí sinh. D. Cộng sinh.

Câu 16. Một số loài cá ở Nam Cực được gọi là cá băng, là những loài thuộc họ Channichthyidae, bộ Perciformes có thân trong suốt như pha lê do không có hemoglobin. Tuy nhiên, trong hệ gene của chúng vẫn có gene quy định hemoglobin bị đột biến mất chức năng. Điều đó chứng tỏ các loại cá băng đã tiến hoá từ loài cá có hemoglobin. Đây là bằng chứng tiến hóa

A. giải phẫu so sánh. B. tế bào học.

C. sinh học phân tử. D. hóa thạch.

Câu 17. Ví dụ nào sau đây là một hệ sinh thái?

A. Tất cả các con cá chép trong hồ nuôi.

B. Thực vật, động vật và sinh vật phân giải sống trên cánh đồng cỏ.

C. Tất cả các loài thực vật và động vật trên thảo nguyên trong thời kì hạn hán.

D. Tất cả các sinh vật và môi trường vô sinh của chúng trong rừng mưa nhiệt đới.

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở hệ sinh thái nhân tạo mà không có ở hệ sinh thái tự nhiên?

A. Được hình thành và phát triển theo quy luật tự nhiên.

B. Nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời.

C. Được bổ sung thêm nguồn vật chất và năng lượng khác.

D. Bao gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Cá Tuế là tên gọi chung cho một nhóm các loài cá nhỏ sống ở vùng nước ngọt. Cá tuế chủ yếu là các loài ăn thịt, sử dụng côn trùng và các loài động vật có kích thước nhỏ khác làm thức ăn. Tuy nhiên cũng có các loài cá tuế tiến hóa theo hướng thích nghi với việc ăn thực vật. Để nghiên cứu sự thích nghi với môi trường của các loài cá tuế, các nhà khoa học đã so sánh chiều dài ruột tương đối ở 4 loài cá tuế ăn thực vật và 4 loài cá tuế ăn động vật. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong biểu đồ bên. Hãy cho biết, mỗi phát biểu dưới đây Đúng hay Sai?

a) Nhóm 1 là nhóm cá tuế ăn động vật

b) Trong đường ruột của cá tuế nhóm 1 có các vi sinh vật sống cộng sinh sản sinh ra enzyme cellulose để tiêu hóa.

c) Các loài cá tuế ở nhóm 1 và nhóm 2 đều là những sinh vật tiêu thụ.

d) Sự khác nhau về chiều dài ruột của hai nhóm cá tuế là do sự khác nhau về tập tính ăn của chúng.

Câu 2. DNA ở sinh vật nhân thực có kích thước lớn, sự nhân đôi diễn ra ở đơn vị tái bản. Hình bên minh họa quá trình nhân đôi diễn ra trên một đơn vị nhân đôi. Quan sát thông tin trên hình và cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai?

a) Vị trí kí hiệu (a) và (c) có chiều 5′, (b) và (d) có chiều 3′.

b) Sợi DNA mới tổng hợp (e) là mạch dẫn đầu, (f) là mạch theo sau.

c) Quá trình nhân đôi DNA cần có hai đoạn mồi RNA tương ứng với hai chạc chữ Y trong một đơn vị nhân đôi.

d) Trong một đơn vị tái bản, enzyme ligase thực hiện nối các đoạn Okazaki trên một mạch (mạch theo sau).

Câu 3. Hai quần thể thực vật (Q và R) lưỡng bội cùng loài sống ở các môi trường khác nhau. Xét 1 gene gồm hai allele (A, a). Ở thế hệ P, hai quần thể đều có cấu trúc di truyền là 0,25 AA: 0,50 Aa: 0,25 aa. Từ thế hệ F₁ ở giai đoạn hạt (chưa nảy mầm) trở đi, tỉ lệ nảy mầm của các kiểu gene trong hai quần thể được thể hiện ở bảng bên.

Biết rằng, hai quần thể này giao phấn ngẫu nhiên, không chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, di – nhập gene, đột biến gene; sức sống và khả năng sinh sản của các cây sau khi nảy mầm là như nhau. Mỗi phát biểu sau đây về hai quần thể này là Đúng hay Sai?

a) Tần số allele a của cả hai quần thể có xu hướng giảm dần qua các thế hệ.

b) Ở các cây trưởng thành F1, tỉ lệ kiểu gene đồng hợp của quần thể R thấp hơn quần thể Q.

c) Thế hệ F2 ở giai đoạn hạt (chưa nảy mầm) có tỉ lệ kiểu gene AA của quần thể R là 9/49.

d) Ở giai đoạn cây trưởng thành của thế hệ F2, thành phần kiểu gene của cả hai quần thể đều không đạt trạng thái cân bằng.

Câu 4. Hầu hết các vùng đất nông nghiệp trù phú nằm trong vùng trũng và bị đe dọa bởi nước biển dâng. Spartina patens và Typha angustifolia là những thực vật đầm lầy ở khu vực nội lục châu Mỹ.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển tới hai loài loài thực vật này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt các thí nghiệm: trồng chung hoặc trồng riêng hai loài thực vật trong các đầm lầy nước mặn và đầm lầy nước ngọt, hoặc trong nhà kính với các độ mặn khác nhau. Sinh khối trung bình (g/cm2) của hai loài được thể hiện ở Hình 1 và Hình 2. Hãy cho biết mỗi phát biểu sau Đúng hay Sai?

a) Tại độ mặn 20‰ thì sinh khối trung bình của loài S. patens cao gấp khoảng hai lần của loài T. angustifolia.

b) Khả năng chịu mặn của loài T. angustifolia tốt hơn loài S. patens.

c) Ở đầm lầy nước ngọt, loài T. angustifolia có ưu thế cạnh tranh tốt hơn.

d) Ở khu vực do triều cường khiến nước biển dâng lên cao thường xuyên, trồng loài T. angustifolia sẽ bảo vệ đất nông nghiệp hiệu quả hơn.

PHẦN 3: TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN

Câu 1: Quan sát Hình:

Một học sinh đã đưa ra các nhận định sau đây:

– Do chức năng khác nhau nên chi trước ở các loài này có hình thái khác nhau:

– Ở cá sấu, chi trước để di chuyển, xương ngón và xương bàn phát triển.

– Ở cá voi, chi trước dùng để bơi, xương ngón dài, nhiều đốt

– Ở dơi và chim, chi trước để bay, xương nhỏ, dài, kẽ ngón có màng

– Ở người, chi trước để cầm nắm, ngón tay phát triển, các xương cổ tay linh hoạt.

– Điểm tương đồng: đều có cấu tạo chi trước giống nhau, gồm xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay, xương bàn tay, xương ngón tay.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Câu 2. Một quần thể tự phối ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gene là 0,1 AA : 0,4Aa : 0,5aa. Ở thế hệ F2, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Câu 3. Ở người, gene A nằm trên NST thường quy định da đen trội hoàn toàn so với a quy định da trắng. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng về di truyền có 36% số người da đen. Tỉ lệ người da đen có kiểu gene dị hợp trong tổng số những người da đen trong quần thể trên là bao nhiêu phần trăm (%)? (Hãy thể hiện kết quả bằng số thập phân và làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).

Câu 4. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả 2 bệnh di truyền ở người trong một dòng họ. Biết rằng mỗi một bệnh do một cặp gene quy định, trong đó có gene nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X gây nên, và các allele trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lý thuyết, nếu cặp vợ chồng 11 và 12 sinh con, khả năng họ sinh ra đứa con đầu lòng không bị bệnh nào là bao nhiêu %? (Hãy thể hiện kết quả bằng số thập phân và làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).

Câu 5. “Gió, bão làm phát tán một số cá thể bọ rùa từ đất liền ra một hòn đảo ở cách xa, thành lập nên quần thể bọ rùa mới. Quần thể bọ rùa trên đảo có tần số kiểu gene khác biệt với quần thể gốc ở đất liền. Quần thể sau đó gia tăng về kích thước. Trong quá trình tồn tại, quần thể bọ rùa xuất hiện một số cá thể có màu sắc cánh khác hoàn toàn so với các cá thể đang tồn tại. Các cá thể này có sức sống và sinh sản bình thường nên qua nhiều thế hệ, kiểu hình này lan rộng trong quần thể bọ rùa trên đảo, cấu trúc di truyền của quần thể bọ rùa trên đảo cũng ngày càng khác xa với bọ rùa trong đất liền.”

Đoạn nội dung trên mô tả sự tác động của bao nhiêu nhân tố tiến hoá?

Câu 6. Để thay đổi cảnh quan môi trường trong công viên, các nhà làm vườn nhập mới một giống cỏ sinh sản vô tính, chỉ sống được một năm. Loại cỏ này có chỉ số sinh sản/năm là 15 (tức là một năm, 15 cây cỏ sẽ được sinh ra từ 1 cây cỏ). Số lượng cỏ trồng ban đầu là 200 cây/10m². Mật độ cỏ (cây/m2) trong công viên sẽ là bao nhiêu sau hai năm?

Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt