Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Toán? Trách nhiệm của thí sinh khi tham gia thi tốt nghiệp THPT là gì?

Mẫu đề thi thử THPT môn Toán năm nay? Khi tham gia thi tốt nghiệp THPT trách nhiệm...



Mẫu đề thi thử THPT môn Toán năm nay? Khi tham gia thi tốt nghiệp THPT trách nhiệm của thí sinh là gì?






Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Toán?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT là cột mốc quan trọng đối với mỗi học sinh, không chỉ quyết định việc xét công nhận tốt nghiệp mà còn ảnh hưởng đến cơ hội vào đại học và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Trong đó, môn Toán là một trong những môn thi bắt buộc, đòi hỏi thí sinh phải có nền tảng kiến thức vững chắc, tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả.

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Toán dưới đây sẽ giúp các bạn làm quen với cấu trúc đề thi chính thức, rèn luyện khả năng tư duy, củng cố kiến thức và đánh giá mức độ sẵn sàng trước kỳ thi quan trọng này

Dưới đây là một số đề Toán thi thử tốt nghiệp THPT mà học sinh có thể tham khảo:

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán…Tải về

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán…Tải về

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán…Tải về

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán…Tải về

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán…Tải về

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán…Tải về

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025?

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Toán? (Hình ảnh từ Internet)

Trách nhiệm của thí sinh khi tham gia thi tốt nghiệp THPT là gì?

Căn cứ Điều 21 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của thí sinh như sau

– ĐKDT theo quy định tại Điều 20 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT. Thí sinh có trách nhiệm bảo mật thông tin tài khoản, mật khẩu được cấp để đăng nhập vào Hệ thống Quản lý thi. Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì liên hệ với nơi ĐKDT để được hỗ trợ.

– Buổi làm thủ tục dự thi:

+ Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định để làm thủ tục dự thi;

+ Xuất trình Thẻ Căn cước/CCCD/Hộ chiếu và nhận thẻ dự thi;

+ Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho Giám thị hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời;

+ Trường hợp bị mất Thẻ Căn Cước/CCCD/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.

– Mỗi buổi thi, có mặt tại điểm thi/phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Điểm thi và hướng dẫn của Giám thị. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.

– Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:

+ Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình; xuất trình Thẻ Căn cước/CCCD/Hộ chiếu, thẻ dự thi khi có yêu cầu của Giám thị hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi;

+ Để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ.

Cấm mang vào phòng thi/phòng chờ: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi;

+ Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của mình vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang, chất lượng các trang in và mã đề thi ở từng trang bảo đảm thống nhất (đối với các môn trắc nghiệm); nếu phát hiện đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với Giám thị, chậm nhất 05 (năm) phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài;

+ Trong thời gian ở phòng thi phải giữ trật tự; báo cáo ngay cho Giám thị khi người khác chép bài của mình hoặc cố ý can thiệp vào bài của mình; không được trao đổi, bàn bạc, chép bài của người khác, cho người khác chép bài, sử dụng tài liệu trái quy định để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận; nếu muốn có ý kiến thí sinh phải giơ tay xin phép Giám thị, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai ý kiến của mình. Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (màu xanh hoặc màu đen);

+ Đối với buổi thi tự luận, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi sau 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài và phải nộp bài làm, đề thi và giấy nháp trước khi rời phòng thi, khu vực thi; đối với bài thi trắc nghiệm, thí sinh không được phép ra khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi và thời gian giữa hai môn thi của bài thi tự chọn; nếu thí sinh nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì Giám thị phải báo cho Giám sát phòng thi để phối hợp thực hiện; việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cùng Giám sát phòng thi cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định;

+ Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay, bảo quản bài thi. Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm).

– Khi dự thi các bài thi trắc nghiệm, ngoài các quy định tại khoản 4 Điều 21 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT, thí sinh phải tuân thủ các quy định dưới đây:

+ Phải làm bài thi trên Phiếu TLTN được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT; chỉ được tô bằng bút chì đen các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời; trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô mà mình lựa chọn;

+ Điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên Phiếu TLTN, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủ phần số (kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi;

+ Phải kiểm tra đề thi để bảo đảm có đủ số lượng câu hỏi, số trang như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi;

+ Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài; khi hết giờ làm bài, phải nộp Phiếu TLTN cho Giám thị và ký tên vào hai Phiếu thu bài thi;

+ Chỉ được rời khỏi phòng thi sau khi Giám thị đã kiểm đủ số Phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép rời khỏi phòng thi;

+ Thí sinh chỉ thi môn thi thứ nhất trong bài thi tự chọn: Sau khi nộp phiếu TLTN, thí sinh ra khỏi phòng thi và di chuyển về phòng chờ ra cho đến khi hết giờ làm bài của môn thi cuối cùng mới được rời khỏi khu vực thi. Trong quá trình di chuyển về phòng chờ ra và trong thời gian ở phòng chờ ra, thí sinh phải giữ gìn trật tự, tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của Giám sát phòng thi hoặc người quản lý phòng chờ/khu vực chờ. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng chờ khi được phép của người quản lý phòng chờ và phải chịu sự giám sát của Giám sát phòng thi khi ở ngoài phòng chờ ra;

+ Thí sinh chỉ dự thi môn thi thứ hai trong bài thi tự chọn phải có mặt tại nơi gọi thí sinh vào phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 10 phút để làm công tác chuẩn bị.

– Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của Giám thị và những người có trách nhiệm tại Điểm thi.

Đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT là ai?

Căn cứ khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về đối tượng dự thi gồm:

– Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;

– Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;

– Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;

– Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt