Đề thi môn Đạo Đức Học kì 2 lớp 2 năm 2025? Môn Đạo đức là môn Giáo dục công dân ở cấp tiểu học đúng không?

Tham khảo đề thi môn Đạo Đức Học kì 2 lớp 2 năm nay? Môn Đạo đức là...



Tham khảo đề thi môn Đạo Đức Học kì 2 lớp 2 năm nay? Môn Đạo đức là Môn Giáo dục công dân ở cấp tiểu học đúng không?







Đề thi môn Đạo Đức Học kì 2 lớp 2 năm 2025?

Dưới đây là đề thi môn Đạo Đức Học kì 2 lớp 2 năm 2025:

ĐỀ THI MÔN ĐẠO ĐỨC HỌC KÌ 2 LỚP 2 NĂM 2025

Thời gian: 45 phút

Em hãy khoanh vào đáp án đúng nhất?

Câu 1 (1 điểm) Những việc làm nào thể hiện tình yêu quê hương?

A. Hái hoa bẻ cành cây ven đường.

B. Quét dọn đường làng, ngõ xóm.

C. Vứt rác xuống ao hồ.

Câu 2. (1 điểm) Những việc nào dưới đây thể hiện kính trọng thầy giáo, cô giáo?

A. Nói leo trong giờ học.

B. Tự ý đi ra ngoài trong giờ học.

C. Chào hỏi khi gặp thầy, cô giáo.

Câu 3. (1 điểm) Những hành vi nào thể hiện sự yêu mến bạn bè?

A. Tớ cho bạn mượn bút này!

B. Lêu lêu, bị cô giáo nhắc nhở!

C. Đừng chơi với cái hoa nhé!

Câu 4. (1 điểm) Giờ ra chơi, em và bạn chơi đuổi bắt không may bạn bị ngã đau em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ bạn.

B. Đỡ bạn đứng dậy và hỏi bạn có đau không.

C. Bạn ngã đau kệ bạn mình chạy đi chỗ khác chơi.

Câu 5. (1 điểm) Khi em mắc lỗi em phải?

A. Nhận lỗi và sửa lỗi.

B. Đổ lỗi cho người khác.

C. Không cảm thấy lo lắng.

Câu 6. (1 điểm) Những việc làm nào thể hiện bảo quản tốt đồ dùng các nhân?

A. Vẽ viết tùy tiện vào sách vở.

B. Để sách,vở lẫn lộn, lung tung.

C. Sắp sếp đồ dùng theo từng loại, từng ngăn.

Câu 7. (1 điểm) Em có cảm xúc như thế nào trong tình huống sau: “Em làm bài tốt”?

A. Lo sợ

B. Vui

C. Buồn

Câu 8. (1điểm) Trên sân trường em thấy cô giáo mang nhiều đồ dùng dạy học trên tay em sẽ:

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Câu 9. (1 điểm) Khi em ở nhà một mình, có người lạ gõ cửa em sẽ:

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Câu 10. (1 điểm) Theo em, khi nhận được sự giúp đỡ cùa người khác em phải làm gì?

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Dưới đây là đáp án Đề thi môn Đạo Đức học kì 2 lớp 2 năm 2025:

ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN ĐẠO ĐỨC HỌC KÌ 2 LỚP 2 NĂM 2025

Câu

Đáp án đúng

Điểm

Câu 1

B.Quét dọn đường làng, ngõ xóm.

1điểm

Câu 2

C. Chào hỏi khi gặp thầy, cô giáo.

1 điểm

Câu 3

A. Tớ cho bạn mượn bút này!

1 điểm

Câu 4

B. Đỡ bạn đứng dậy và hỏi bạn có đau không.

1 điểm

Câu 5

A. Nhận lỗi và sửa lỗi.

1điểm

Câu 6

C. Sắp sếp đồ dùng theo từng loại, từng ngăn

1 điểm

Câu 7

B. Vui

1 điểm

Câu 8

Em sẽ mang giúp thầy, cô.

* Câu hỏi mở . Có nhiều câu trả lời……

1 điểm

Câu 9

Không mở cửa chờ bố mẹ về

* Câu hỏi mở . Có nhiều câu trả lời……

1điểm

Câu 10

Em phải nói lời cảm ơn….

* Câu hỏi mở . Có nhiều câu trả lời……

1 điểm

Lưu ý: Thông tin đề thi môn Đạo Đức học kì 2 lớp 2 năm 2025 chỉ mang tính chất tham khảo!

Đề thi môn Đạo Đức Học kì 2 lớp 2 năm 2025? Môn Đạo đức là môn Giáo dục công dân ở cấp tiểu học đúng không?

Đề thi môn Đạo Đức Học kì 2 lớp 2 năm 2025? Môn Đạo đức là môn Giáo dục công dân ở cấp tiểu học đúng không? (Hình ảnh từ Internet)

Môn Đạo Đức là Môn Giáo dục công dân ở cấp tiểu học đúng không?

Căn cứ Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌCGiáo dục công dân (môn Đạo đức ở cấp tiểu học, môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp trung học phổ thông) giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Giáo dục công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.Ở giai đoạn giáo dục cơ bản: Đạo đức và Giáo dục công dân là các môn học bắt buộc. Nội dung chủ yếu của môn học là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế. Những nội dung này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

Theo đó, môn Giáo dục công dân ở cấp tiểu học được gọi là môn Đạo Đức.

Mục tiêu chương trình môn Đạo Đức cấp tiểu học là gì?

Căn cứ Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT mục tiêu chương trình môn Đạo Đức cấp tiểu học quy định như sau:

(1). Mục tiêu chung

Chương trình môn Giáo dục công dân góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm;các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội,nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

(2). Mục tiêu cấp tiểu học

– Bước đầu hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thân và người khác, với công việc, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên;

Thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực: yêu gia đình, quê hương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm; trung thực; có trách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân.

– Giúp học sinh bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi của bản thân; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước và về các hành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân,hình thành thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt