Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 học kì 2 năm 2025 có đáp án? Yêu cầu cần đạt về năng lực nhận thức khoa học địa lí của học sinh lớp 7 là gì?

Mẫu đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 học kì 2 có đáp án? Quy định...



Mẫu đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 học kì 2 có đáp án? Quy định về năng lực nhận thức khoa học địa lí của học sinh lớp 7 như thế nào?






Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 học kì 2 năm 2025 có đáp án?

Dưới đây là mẫu đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 học kì 2 năm 2025 có đáp án mà các bạn có thể tham khảo:

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 học kì 2 năm 2025 có đáp án

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Khu vực nào sau đây của châu Đại Dương có khí hậu xích đạo?

A. Chuỗi đảo Mê-la-nê-di.

B. Đảo Ta-xma-ni-a.

C. Quần đảo Niu Di-len.

D. Vịnh Ô-xtrây-li-a lớn.clos

Câu 2. Phần lớn lục địa Ô-xtray-li-a thuộc

A. đới nóng.

B. ôn hòa.

C. cận nhiệt.

D. hàn đới.

Câu 3. Ô-xtrây-li-a được người Hà Lan phát hiện vào năm

A. 1604.

B. 1605.

C. 1606.

D. 1607.

Câu 4. Phát hiện ra Ô-xtrây-li-a đầu tiên là người của

A. Pháp.

B. Anh.

C. Đức.

D. Hà Lan.

Câu 5. Châu Nam Cực gồm phần lục địa Nam Cực và

A. các đảo ven lục địa.

B. các quần đảo bằng.

C. các bán đảo bằng.

D. biển ở xung quanh.

Câu 6. Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào dưới đây?

A. Hoa Kì, các nước đồng minh tư bản.

B. Liên bang Nga, đồng minh của Nga.

C. Các quốc gia kí hiệp ước Nam Cực.

D. Là tài sản chung của toàn nhân loại.

Câu 7. Loài động vật nào sau đây không sống ở Nam Cực?

A. Gấu trắng.

B. Đà điểu.

C. Cá voi xanh.

D. Hải cẩu.

Câu 8. Loài vật nào sau đây là biểu tượng của châu Nam Cực?

A. Cá Voi xanh.

B. Hải Cẩu.

C. Hải Báo.

D. Chim Cánh Cụt.

Câu 9. Đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại thường được hình thành ở khu vực nào sau đây?

A. Chân các vùng đồi núi.

B. Lưu vực các con sông lớn.

C. Trên các cao nguyên.

D. Các vùng vịnh ven biển.

Câu 10. Đô thị tiêu biểu nhất ở Hy Lạp cổ đại là

A. U-rúc.

B. A-ten.

C. Ua.

D. Vơ-ni-dơ.

Câu 11. Hình thức tổ chức nghề nghiệp của các thương nhân trong các đô thị châu Âu thời trung đại là

A. phường hội.

B. cục Bách tác.

C. thương hội.

D. công trường thủ công.

Câu 12. Một trong những vai trò của thương nhân đối với đô thị châu Âu thời kì trung đại là

A. thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học tại các đô thị.

B. góp phần xây dựng chính quyền cộng hòa dân chủ tư sản.

C. thúc đẩy nền kinh tế tự nhiên, khép kín ở các đô thị phát triển.

D. bảo trợ cho các phong trào ủng hộ chế độ phong kiến châu Âu.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtrây-li-a.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Năm 1418, Lê Lợi đã tập hợp hào kiệt bốn phương, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh tại căn cứ nào?

A. Chi Lăng (Lạng Sơn).

B. Xương Giang (Bắc Giang).

C. Lam Sơn (Thanh Hoá).

D. Chúc Động (Hà Nội).

Câu 2. Tháng 11/1426, nghĩa quân Lam Sơn đã mai phục và giành thắng lợi trước quân Minh ở đâu?

A. Tốt Động – Chúc Động.

B. Chi Lăng – Xương Giang.

C. Ngọc Hồi – Đống Đa.

D. Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 3. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt neien hiệu Thuận Thiên, khôi phục lại quốc hiệu

A. Đại Ngu.

B. Đại Việt.

C. Vạn Xuân.

D. Đại Cồ Việt.

Câu 4. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê đã biên soạn bộ sách nào dưới đây?

A. Đại Việt sử kí.

B. Đại Nam thực lục.

C. Việt Nam sử lược.

D. Đại Việt sử kí toàn thư.

Câu 5. Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích gì?

A. Tuân theo di huấn của tổ tông.

B. Đơn giản hóa bộ máy hành chính.

C. Tập trung quyền hành vào tay vua.

D. Tránh việc gây chia rẽ nội bộ trong triều.

Câu 6. Nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lê sơ cho dựng các bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu không nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân.

B. Vinh danh những người đỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức.

C. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với với dân cho xứng với bảng vàng.

D. Để lại cho hậu thế những công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo, sinh động.

Câu 7. Bộ Quốc triều Hình luật thời Lê sơ có điểm tiến bộ nào dưới đây?

A. Tăng cường quyền lực của nhà vua và hoàng tộc.

B. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và những người yếu thế.

C. Đề cao sự bình đẳng giữa mọi tầng lớp trong xã hội.

D. Hạn chế quyền lực của bộ phận quý tộc, quan lại.

Câu 8. Kinh đô Vi-giay-a của Vương quốc Chăm-pa thuộc địa danh nào ngày nay?

A. Tuy Hoà (Phú Yên).

B. An Nhơn (Bình Định).

C. Tuy Phước (Bình Định).

D. Thăng Bình Quảng Nam).

Câu 9. Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của vương quốc nào?

A. Chân Lạp.

B. Phù Nam.

C. Đại Việt.

D. Chăm-pa.

Câu 10. Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, cư dân Chăm-pa đã đạt được thành tựu nổi bật nào trên lĩnh vực kinh tế?

A. Trở thành nước có nền thương mại đường biển phát triển nhất Đông Nam Á.

B. Đưa thương cảng Óc Eo thành một trong những trung tâm buôn bán quốc tế.

C. Xây dựng thành công con đường buôn bán tơ lụa qua vùng biển Đông Nam Á.

D. Mở rộng cảng Đại Chiêm (Quảng Nam), xây dựng cảng Tân Châu (Bình Định).

Câu 11. Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co của Cam-pu-chia đã

A. gặp nhiều khó khăn, hầu như không quản lí được.

B. vơ vét bóc lột nhân dân và thu được nhiều của cải.

C. đồng hoá người Phù Nam thành người Chân Lạp.

D. tổ chức chính quyền đô hộ một cách chặt chẽ.

Câu 12. Đời sống kinh tế của cư dân Căm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?

A. Công – thương nghiệp là nền tảng chính.

B. Buôn bán qua đường biển là ngành chính.

C. Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành chính.

D. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 2: Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Dưới đây là đáp án đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 học kì 2 năm 2025 có đáp án:

ĐÁP ÁN:

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-A

3-C

4-D

5-A

6-D

7-B

8-D

9-D

10-B

11-C

12-A

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtrây-li-a:

– Vị trí địa lí:

+ Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam, có đường chí tuyến nam chạy ngang qua lãnh thổ.

+ Tiếp giáp Ấn Độ Dương và các biển của Thái Bình Dương.

– Hình dạng: có dạng hình khối rõ rệt, từ bắc xuống nam dài hơn 3000 km và từ tây sang đông, nơi rộng nhất khoảng 4000 km.

– Kích thước: Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích nhỏ nhất trên thế giới (chỉ gần 7,7 triệu km²).

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-C

2-A

3-B

4-D

5-C

6-D

7-B

8-B

9-A

10-D

11-A

12-C

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn.

– Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) đã giành được thắng lợi vẻ vang, đánh đuổi quân Minh xâm lược, khôi phục nền độc lập, tự chủ cho dân tộc. Thắng lợi này xuất phát từ nhiều nguyên nhân quan trọng, có thể khái quát như sau:

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Lê Lợi và bộ chỉ huy nghĩa quân:

+ Lê Lợi: Với tầm nhìn chiến lược, lòng yêu nước sâu sắc và ý chí kiên cường, Lê Lợi đã trở thành linh hồn, người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa. Ông đã tập hợp được nhân dân, xây dựng lực lượng và vạch ra đường lối kháng chiến đúng đắn.

+ Bộ chỉ huy nghĩa quân: Bên cạnh Lê Lợi là đội ngũ tướng lĩnh tài ba, mưu lược như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú, Lê Sát, Bùi Quốc Hưng… Họ đã phối hợp chặt chẽ, đưa ra những quyết sách sáng suốt, chỉ huy quân đội chiến đấu hiệu quả. Đặc biệt, Nguyễn Trãi với vai trò là quân sư, đã có những đóng góp to lớn về mặt chiến lược, chính trị và ngoại giao.

+ Tinh thần yêu nước, ý chí độc lập và sức mạnh đoàn kết của nhân dân:

+ Lòng căm thù giặc sâu sắc: Hơn 20 năm dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh, nhân dân ta đã phải chịu đựng vô vàn khổ cực, áp bức. Lòng căm thù giặc sâu sắc đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân tham gia và ủng hộ cuộc khởi nghĩa.

+ Sức mạnh đoàn kết dân tộc: Khởi nghĩa Lam Sơn không chỉ là cuộc chiến của riêng một vùng đất hay một tầng lớp nào mà đã quy tụ được sự tham gia của đông đảo nhân dân từ khắp mọi miền đất nước, bao gồm cả nông dân, thợ thủ công, thương nhân, sĩ phu yêu nước và cả những tù trưởng dân tộc thiểu số. Sự đoàn kết toàn dân đã tạo nên sức mạnh to lớn, áp đảo kẻ thù.

+ Sự ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt: Nhân dân đã tích cực tham gia vào việc cung cấp lương thực, vũ khí, thông tin tình báo, che chở và nuôi giấu nghĩa quân. Sự ủng hộ to lớn của nhân dân là yếu tố then chốt đảm bảo sự tồn tại và phát triển của lực lượng nghĩa quân trong giai đoạn đầu khó khăn.

+ Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo:

+ Chiến lược “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều”: Trong giai đoạn đầu, lực lượng nghĩa quân còn non yếu, Lê Lợi và bộ chỉ huy đã chủ trương hoạt động bí mật, xây dựng căn cứ ở vùng núi Lam Sơn, tránh đối đầu trực tiếp với quân Minh khi chúng còn mạnh.

+ Chiến thuật linh hoạt, sáng tạo: Nghĩa quân đã vận dụng nhiều hình thức tác chiến linh hoạt, từ đánh du kích, phục kích, tập kích bất ngờ đến tiến công vào các đồn lũy kiên cố của địch. Đặc biệt, việc chuyển địa bàn hoạt động ra Bắc, bao vây các thành trì lớn của địch đã buộc quân Minh phải rút về nước.

+ Chiến lược “tâm công”: Nguyễn Trãi đã soạn thảo nhiều thư từ, hịch dụ kêu gọi nhân dân nổi dậy, phân hóa hàng ngũ địch, làm suy yếu ý chí chiến đấu của quân Minh. Chiến lược này đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc khởi nghĩa.

+ Sự suy yếu của nhà Minh: Vào cuối thời nhà Minh, triều đình phong kiến Trung Quốc đã lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Nội bộ lục đục, vua quan tham nhũng, đời sống nhân dân cơ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Tình hình này đã làm suy yếu sức mạnh và khả năng chi viện của quân Minh cho cuộc chiến ở Đại Việt. Việc phải đối phó với nhiều cuộc nổi dậy trong nước đã khiến nhà Minh không thể tập trung toàn bộ lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn đối với dân tộc Việt Nam, thể hiện trên nhiều khía cạnh:

+ Kết thúc hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh: Thắng lợi này đã chấm dứt ách cai trị hà khắc, bất công của phong kiến Trung Quốc, giải phóng đất nước khỏi họa xâm lược, khôi phục nền độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc.

+ Mở ra một thời kỳ phát triển mới cho đất nước: Sau chiến thắng, nhà Lê sơ được thành lập, xây dựng một quốc gia độc lập, có chủ quyền, từng bước củng cố và phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường và sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là minh chứng hùng hồn cho truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm và sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này: Những bài học về xây dựng lực lượng, chiến lược, chiến thuật, vai trò của nhân dân và tinh thần đoàn kết dân tộc đã trở thành di sản vô giá, được các thế hệ sau vận dụng sáng tạo trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

+ Góp phần vào sự phát triển của văn hóa dân tộc: Trong quá trình kháng chiến, tinh thần yêu nước và ý chí độc lập đã trở thành nguồn cảm hứng cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Nâng cao vị thế của Đại Việt trên trường quốc tế: Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã khẳng định vị thế của một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có khả năng tự bảo vệ nền độc lập của mình, góp phần vào sự ổn định khu vực.

Câu 2: Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

– Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, có giá trị to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay:

+ Bài học về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Sự đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc, vùng miền là yếu tố then chốt quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần tiếp tục củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dựa trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự đồng lòng, nhất trí của toàn dân là sức mạnh to lớn để vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Bài học về sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt: Vai trò lãnh đạo của Lê Lợi và bộ chỉ huy nghĩa quân là yếu tố quyết định phương hướng và sự thành công của cuộc khởi nghĩa. Ngày nay, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự ổn định chính trị, định hướng phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đảng cần không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

+ Bài học về tinh thần tự lực, tự cường: Trong giai đoạn đầu, nghĩa quân Lam Sơn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt. Tuy nhiên, với tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào sức mạnh của chính mình và sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân đã từng bước vượt qua khó khăn và giành thắng lợi. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta cần phát huy mạnh mẽ tinh thần tự chủ, tự cường, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của đất nước, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế một cách hiệu quả.

+ Bài học về chiến lược và sách lược linh hoạt, sáng tạo: Nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng linh hoạt các hình thức tác chiến, từ đánh du kích đến tiến công vào thành trì, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và ngoại giao. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta cần có chiến lược và sách lược mềm dẻo, khôn khéo, vừa kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa linh hoạt ứng phó với mọi tình huống.

+ Bài học về sức mạnh của lòng yêu nước và ý chí độc lập: Lòng yêu nước nồng nàn và khát vọng độc lập, tự do là động lực to lớn thúc đẩy nhân dân ta tham gia và ủng hộ cuộc khởi nghĩa. Ngày nay, chúng ta cần tiếp tục khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đây là nền tảng tinh thần vững chắc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Bài học về vai trò của văn hóa và tư tưởng: Nguyễn Trãi đã sử dụng văn thơ, hịch dụ để tuyên truyền, kêu gọi nhân dân và phân hóa hàng ngũ địch. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta cần chú trọng phát huy vai trò của văn hóa, giáo dục, tư tưởng trong việc bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 học kì 2 năm 2025 có đáp án? Yêu cầu cần đạt về năng lực nhận thức khoa học địa lí của học sinh lớp 7 là gì?

Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 học kì 2 năm 2025 có đáp án? Yêu cầu cần đạt về năng lực nhận thức khoa học địa lí của học sinh lớp 7 là gì? (Hình ảnh từ Internet)

Yêu cầu cần đạt về năng lực nhận thức khoa học địa lí của học sinh lớp 7 là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và địa lí cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt về năng lực nhận thức khoa học địa lí của học sinh lớp 7 như sau:

(1) Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian

– Định hướng không gian: biết sử dụng các phương tiện khác nhau, đặc biệt là địa bàn để xác định chính xác phương hướng; biết xác định vị trí địa lí của một địa điểm và phương hướng trên bản đồ; biết phân tích phạm vi, quy mô của một lãnh thổ.

– Phân tích vị trí địa lí: biết phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến các quá trình tự nhiên và kinh tế – xã hội.

– Phân tích sự phân bố: mô tả được đặc điểm phân bố của đối tượng, hiện tượng địa lí.

– Diễn đạt nhận thức không gian: sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không gian; sử dụng được lược đồ để diễn tả mối quan hệ không gian giữa các hiện tượng, sự vật địa lí; mô tả được một địa phương với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư và kinh tế. Từ đó hình thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt địa phương này với địa phương khác.

(2) Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội)

– Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong thiên nhiên

+ Mô tả được một số hiện tượng và quá trình địa lí trên Trái Đất; mô tả được sự phân hoá của thiên nhiên các châu lục; mô tả được các đặc điểm chủ yếu của thiên nhiên Việt Nam; giải thích được một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá thiên nhiên Việt Nam.

+ Sơ đồ hoá để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình tự nhiên.

+ Nhận biết và phân tích được quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong một số tình huống.

– Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong kinh tế – xã hội

+ Mô tả được sự phân hoá không gian của các hiện tượng dân cư, quần cư, kinh tế, văn hoá; giải thích được một số nhân tố tác động tới sự phân hoá đó qua một ví dụ cụ thể.

+ Tìm được các minh chứng về mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong sự phát triển, phân bố dân cư và các ngành kinh tế.

+ Sơ đồ hoá để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội.

+ Nhận biết và vận dụng được một số tình huống phân tích quan hệ nhân quả trong đời sống kinh tế – xã hội.

– Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư và sản xuất

+ Phân tích được tác động của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến việc lựa chọn phương thức khai thác tự nhiên của dân cư các châu lục.

+ Đánh giá được tác động của các điều kiện tự nhiên, cơ sở tài nguyên đến sự phân bố dân cư, sự phát triển các ngành kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế thông qua ví dụ cụ thể về địa lí Việt Nam.

– Phân tích tác động của xã hội loài người lên môi trường tự nhiên

+ Phân tích được cách thức mà con người ở các châu lục, ở các vùng miền của nước ta đã khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Nội dung địa lí Châu Âu học sinh lớp 7 cần đạt được những yêu cầu nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và địa lí cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định nội dung địa lí Châu Âu học sinh lớp 7 cần đạt được những yêu cầu như sau:

– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

– Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu, đặc điểm phân hoá khí hậu; xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp), Volga (Vonga); các đới thiên nhiên.

– Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu.

– Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.

– Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt