Đề thi Học kỳ 2 năm 2025 môn Lịch sử và Địa lí lớp 4? Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là gì?

Đề thi Học kỳ 2 môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 2025? Đặc điểm môn Lịch...



Đề thi Học kỳ 2 môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 2025? Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là gì?







Đề thi Học kỳ 2 năm 2025 môn Lịch sử và Địa lí lớp 4?

Tham khảo đề thi Học kỳ 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 2025 dưới đây:

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Trường Tiểu học …..

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức)

Thời gian làm bài: …. phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nhà sàn truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được làm bằng vật liệu gì?

A. Các vật liệu như: gỗ, tre, nứa, lá

B. Làm bằng khung sắt, tôn.

C. Xây bằng gạch, mái lợp ngói.

D. Nhà được làm bằng nhựa.

Câu 2. Anh hùng Đinh Núp là người dân tộc nào?

A. Ba Na.

B. Ê Đê.

C. Cơ Ho.

D. Mnông.

Câu 3. Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên thuộc địa bàn các tỉnh nào?

A. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

B. Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.

C. Gia Lai, Đắc Lắk, Đắk Nông.

D. Lâm Đồng, Kon Tum.

Câu 4. Một hoạt động không thể thiếu trong các lễ hội ở Tây Nguyên?

A. Thi nấu cơm.

B. Đánh cồng chiêng.

C. Kéo co.

D. Múa Xoè.

Câu 5. Đối với các dân tộc Tây Nguyên, Cồng chiêng có vai trò rất quan trọng. Loại nhạc cụ này

A. được sử dụng để thúc giục người dân lao động.

B. được sử dụng trong các hoạt động nghi lễ, vui chơi, giải trí, đón tiếp khách.

C. chỉ được sử dụng trong các nghi lễ tổ chức vào mùa đông.

D. chỉ được sử dụng bởi các già làng, trong các dịp tiếp đón khách quý.

Câu 6. Các dân tộc sống chủ yếu ở vùng Nam Bộ là

A. Khơ-me, Hoa, Chăm, Xơ Đăng,…

B. Kinh, Thái, Mường, Chăm,

C. Dao, Mông, Tày, Hoa,…

D. Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,…

Câu 7. Cây công nghiệp được trồng chủ yếu ở

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng Tháp Mười.

C. đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tứ giác Long Xuyên.

Câu 8. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp phát triển mạnh ở vùng Nam Bộ?

A. Nguồn lao động dồi dào.

B. Nguồn nguyên liệu dồi dào.

C. Khí hậu nắng nóng quanh năm.

D. Được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy.

Câu 9. Nhà ở truyền thống của nhân dân vùng sông nước Nam Bộ phổ biến là kiểu nhà nào?

A. Nhà lợp bằng lá.

B. Nhà Rông

C. Nhà lợp ngói.

D. Nhà sàn, nhà nổi.

Câu 10. Một trong những câu nói nổi tiếng của anh hùng Nguyễn Trung Trực là

A. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”.

B. “Nếu bệ hạ muốn hàng, thì hãy chém đầu thần trước đã”.

C. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ chớ lo gì”.

D. “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương phương Bắc”.

Câu 11. Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm nào?

A. Năm 1945.

B. Năm 1954.

C. Năm 1975.

D. Năm 1976.

Câu 12. Di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở những xã nào hiện nay?

A. Phú Mỹ Hưng và Nhuận Đức.

B. Nhuận Đức và An Phú.

C. An Phú và An Nhơn Tây.

D. Nhuận Đức và Phước Hiệp.

Câu 13. Địa đạo Củ Chi rất khó bị địch phát hiện vì

A. được xây dựng kiên cố và bảo vệ chặt chẽ.

B. được nguỵ trang rất sâu và kín đáo dưới lòng đất, trong rừng rậm.

C. thường xuyên được thay đổi địa điểm.

D. có cấu tạo phức tạp, kiên cố.

Câu 14. Ý nào không đúng về tác dụng của hệ thống Địa đạo Củ Chi?

A. Nơi cất giấu tài liệu, vũ khí, lương thực.

B. Để tránh các cuộc càn quét của quân địch và làm nơi trú ẩn cho quân ta.

C. Nơi nghiên cứu, chế tạo và sản xuất các loại vũ khí sinh học.

D. Nơi nghỉ ngơi, cứu thương.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu đặc điểm về địa hình và khí hậu của vùng Nam Bộ.

Đặc điểm địa hình:

– Địa hình thấp và bằng phẳng: Nam Bộ chủ yếu là đồng bằng, gồm Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng Đông Nam Bộ. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho trồng lúa, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản.

– Có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt: Đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống sông ngòi phân bố dày đặc, tạo điều kiện cho giao thông đường thủy phát triển.

– Một số khu vực có địa hình gò đồi thấp: Ví dụ như vùng Đông Nam Bộ có vài khu vực cao hơn như các gò, đồi ở Tây Ninh, Bình Phước.

Đặc điểm khí hậu:

– Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27–28°C, ít biến đổi trong năm.

– Có hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa lớn, thường có mưa rào và giông.

+ Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4, thời tiết nắng nóng, khô hạn.

– Ít chịu ảnh hưởng của bão: Nam Bộ hiếm khi có bão trực tiếp đổ bộ, nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp quanh năm.

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu những biểu hiện chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh là trung kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục kinh tế, chính trị, quan trọng của đất nước.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, là trung tâm lớn và hiện đại nhất Việt Nam. Những biểu hiện cụ thể chứng minh vai trò đặc biệt quan trọng của thành phố này như sau:

Trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước:

– TP. Hồ Chí Minh đóng góp tỷ lệ GDP cao nhất cả nước, luôn dẫn đầu về tổng thu ngân sách và giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại – dịch vụ.

– Là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm tài chính, ngân hàng và công ty đa quốc gia.

– Có hệ thống chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại phát triển mạnh, đặc biệt là chợ Bến Thành – biểu tượng thương mại lâu đời.

Trung tâm chính trị – hành chính quan trọng ở phía Nam:

– Dù không phải là thủ đô, TP. Hồ Chí Minh vẫn là nơi đặt trụ sở nhiều cơ quan đại diện của Trung ương ở miền Nam như: Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, các bộ ngành, đoàn ngoại giao.

– Là đầu mối quan trọng trong quan hệ đối nội và đối ngoại, góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực.

Trung tâm văn hóa lớn:

– Là nơi bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống như đờn ca tài tử Nam Bộ, múa rối nước, lễ hội dân gian…

– Thành phố có nhiều nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm triển lãm, bảo tàng, cùng nhiều hoạt động văn hóa – nghệ thuật sôi nổi.

– Là nơi giao thoa nhiều vùng miền, văn hóa đa dạng và cởi mở.

Trung tâm giáo dục – đào tạo hàng đầu:

– Thành phố quy tụ hàng trăm trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu, tiêu biểu như: Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Y Dược…

– Là nơi học sinh – sinh viên khắp cả nước đến học tập, với chất lượng đào tạo cao và môi trường học năng động.

Lưu ý: Đề thi Học kỳ 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 2025 chỉ mang tính tham khảo!

Đề thi Học kỳ 2 năm 2025 môn Lịch sử và Địa lí lớp 4? Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là gì? (Hình từ Internet)

Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là gì?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học như sau:

Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể.

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới. Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm,…

Mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học ra sao?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học như sau:

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.



Chuyên mục: Giáo Dục tiểu học
Nguồn: THPT Phạm Kiệt