Tham khảo đề thi học kỳ 2 môn Ngữ Văn lớp 6 mới nhất? Đánh giá như thế nào đối với học sinh bị khuyết tật?
Đề thi học kỳ 2 môn Ngữ Văn lớp 6?
Dưới đây là đề thi học kỳ 2 môn Ngữ Văn lớp 6:
Đề thi học kỳ 2
Môn: Ngữ Văn
Lớp: 6
PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn trước đáp án đúng.
Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “ Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.
(Theo Tuổi mới lớn, NXB trẻ)
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba.
Câu 2: Nhan đề nào phù hợp với nội dung được đề cập tới trong đoạn trích trên?
A. Mẹ tôi
B. Chiếc áo rét
C. Những bàn tay cóng
D. Vì sao phải đeo găng vào tay mùa đông?
Câu 3: Từ Hán Việt nào dưới đây đồng nghĩa với từ “ không” trong cụm từ “không bị lạnh”?
A. bất
B. nhất
C. hữu
D. thất
Câu 4: Ý nghĩa của thành phần trạng ngữ ‘ hôm ấy” là
A. chỉ nơi chốn
B. chỉ nguyên nhân
C. chỉ phương tiện
D. chỉ thời gian.
Câu 5: Trong lúc dọn dẹp người mẹ phát hiện thứ gì trong túi áo rét của con gái?
A. Lá thư
B. Đôi găng tay
C. Đôi bông tai
D. Đôi tất.
Câu 6: Dòng nào đưới đây là lời của nhân vật
A. Tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái.
B. Tôi phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay.
C. Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ.
D. Tôi hỏi con vì sao con mang tơi hai đôi trong túi áo
Câu 7: Dòng nào sau đây nói đúng về nhân vật người con trong đoạn trích?
A. Giàu lòng yêu thương.
B. Giàu ước mơ, thấu hiểu.
C. Hồn nhiên, trong sáng.
D. Giàu lòng vị tha.
Câu 8: Chủ đề của đoạn trích là:
A. Ca ngợi tình cảm gia đình
B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.
C. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
D. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.
Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ của người con trong đoạn trích không? Theo em, sau khi nghe con trả lời, người mẹ sẽ nói điều gì với con?
Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Xã hội hiện nay có biết bao phận người bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Em hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân khi đã làm được một việc tốt để giúp đỡ người khác.
ĐÁP ÁN:
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
||
1 |
A |
0,5 |
|
2 |
C |
0,5 |
|
3 |
A |
0,5 |
|
4 |
D |
0,5 |
|
5 |
B |
0,5 |
|
6 |
C |
0,5 |
|
7 |
A |
0,5 |
|
8 |
D |
0,5 |
|
9 |
– Đồng tình với suy nghĩ của người con – Người mẹ sẽ khen ngợi, động viên……( có thể có câu trả lời khác, miễn hợp lí) |
0,5 0,5 |
|
10 |
HS có thể nêu được cụ thể một số bài học sau: – Biết chi sẻ, giúp đỡ, yêu thương , quan tâm tới bạn bè , những người có hoàn cảnh khó khăn… – Biết ơn những người giúp đỡ mình… |
1 |
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Đề bài: Xã hội hiện nay có biết bao phận người bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Em hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân khi đã làm được một việc tốt để giúp đỡ người khác.
Bài viết mẫu:
Một buổi chiều mùa hè, sau khi tan học, em đang đi bộ về nhà thì thấy một bà lão đang đứng bên lề đường, tay cầm gậy và đeo một chiếc túi nặng trên vai. Nhìn dáng vẻ lúng túng và mệt mỏi của bà, em đoán bà đang gặp khó khăn. Đường phố lúc đó rất đông xe qua lại, có lẽ bà không biết làm sao để sang đường an toàn.
Thấy vậy, em không do dự mà tiến đến gần, nhẹ nhàng đỡ chiếc túi giúp bà và dìu bà sang đường. Em nhìn kỹ đèn tín hiệu giao thông, đợi xe dừng lại rồi mới nắm tay bà bước từng bước thật chậm rãi. Em sợ bà trượt ngã nên luôn đi sát bên cạnh và nhắc bà bước cẩn thận. Khi đã sang tới nơi an toàn, em trao lại túi và cúi chào bà trước khi tiếp tục đi về nhà.
Trên suốt quãng đường về, lòng em cảm thấy rất vui và ấm áp. Tuy chỉ là một việc nhỏ thôi nhưng em biết mình đã giúp đỡ được một người đang gặp khó khăn. Bà lão có thể chỉ là một người xa lạ, nhưng hành động quan tâm và chia sẻ ấy khiến em thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Từ trải nghiệm ấy, em nhận ra rằng giúp đỡ người khác không cần phải làm điều gì to lớn. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ, một hành động tử tế đúng lúc cũng có thể mang lại niềm vui cho người khác và cả chính mình. Em cảm thấy tự hào vì mình đã biết quan tâm và biết sẻ chia.
Em tự hứa với bản thân sẽ tiếp tục làm nhiều việc tốt hơn nữa, dù là những việc thật nhỏ bé. Bởi vì em tin rằng, mỗi hành động tử tế đều là một bông hoa đẹp, góp phần làm cho cuộc sống này trở nên tươi sáng và tràn đầy yêu thương hơn.
Lưu ý: Thông tin Đề thi học kỳ 2 môn Ngữ Văn lớp 6 chỉ mang tính chất tham khảo!
Đề thi học kỳ 2 môn Ngữ Văn lớp 6? Học sinh khuyết tật thì đánh giá như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Học sinh lớp 6 khuyết tật thì đánh giá như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh khuyết tật như sau:
– Việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
– Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả rèn luyện và học tập môn học mà học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng được theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả rèn luyện và học tập.
– Những môn học mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông thì được đánh giá kết quả thực hiện rèn luyện và học tập theo Kế hoạch giáo dục cá nhân; không kiểm tra, đánh giá những nội dung môn học hoặc môn học được miễn.
– Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả rèn luyện và học tập môn học mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt.
– Những môn học mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng được yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá kết quả thực hiện rèn luyện và học tập theo Kế hoạch giáo dục cá nhân.
Mục địch đánh giá học sinh lớp 6 là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về mục đích đánh giá học sinh lớp 6 như sau:
Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt

Giới thiệu tác giả cho website THPT Phạm Kiệt Sơn Hà
Tên tác giả: Khanh Nguyễn
Vai trò: Biên tập viên nội dung, người phụ trách thông tin và tin tức của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà.
Giới thiệu:
Khanh Nguyễn là người chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, sự kiện và hoạt động quan trọng của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà. Với tinh thần trách nhiệm cao, tác giả mang đến những bài viết chất lượng, phản ánh chính xác những chuyển động trong nhà trường, từ các hoạt động đoàn thể đến công tác giảng dạy và thành tích của học sinh, giáo viên.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông, Khanh Nguyễn cam kết cung cấp những thông tin hữu ích, giúp phụ huynh, học sinh và giáo viên nắm bắt nhanh chóng các sự kiện quan trọng tại trường. Đặc biệt, tác giả luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các phong trào thi đua, công tác đoàn thể và những thành tích nổi bật của trường trong từng năm học.
Lĩnh vực phụ trách:
Cập nhật tin tức về các hoạt động giáo dục tại trường.
Thông tin về các sự kiện, hội nghị, đại hội quan trọng.
Vinh danh thành tích của giáo viên, học sinh.
Truyền tải thông điệp của nhà trường đến phụ huynh và học sinh.