Mẫu đề thi học kì 1 Công nghệ 5 có đáp án? Cơ cấu tổ chức của trường tiểu học thế nào?
Đề thi học kì 1 Công nghệ 5 có đáp án?
*Mời các bạn học sinh tham khảo đề thi học kì 1 Công nghệ 5 có đáp án dưới đây nhé!
Đề thi học kì 1 Công nghệ 5 có đáp án?
Câu 1. Xe đạp có vai trò gì trong đời sống con người?
A. Giúp con người rèn luyện sức khỏe, sự linh hoạt và góp phần bảo vệ môi trường.
B. Giải quyết tắc nghẽn giao thông ở các khu vực đô thị vì chúng có diện tích lưu thông nhỏ hơn so với xe ô tô.
C. Đảm bảo sức khỏe cho con người, tránh các tại hại do ô nhiễm môi trường gây ra.
D. Thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Câu 2. Sáng chế góp phần tạo ra:
A. Sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển của công nghệ.
B. Những vật dụng sinh hoạt hằng ngày của con người.
C. Phương tiện đi lại cho con người.
D. Máy móc, phục vụ cho đời sống con người.
Câu 3. Muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải bắt đầu từ đâu?
Tìm nguyên liệu cho sản phẩm.
Thiết kế sản phẩm.
Tính toán chi phí.
Lên ý tưởng.
Câu 4. Có mấy bước chính để làm hoàn hiện đồng hồ đồ chơi đeo tay?
Hai bước.
Ba bước.
Bốn bước.
Năm bước.
Câu 5. Công dụng của điện thoại di động là:
Hỗ trợ các tiện khác ngoài liên lạc.
Có thể thanh toán.
Có thể xem phim.
Có thể mua đồ.
Câu 6. Vì sao nên lắp đặt máy lọc không khí trong nhà?
A. Bảo vệ sức khỏe, cải thiện các vấn đề về môi trường, bụi bẩn trong không khí.
B. Con người rèn luyện sức khỏe, sự linh hoạt và góp phần bảo vệ môi trường.
C. Không khí được điều hòa về nhiệt độ trung bình, trong lành hơn.
D. Thông gió, thoát khí, làm mát, giảm sức nóng của cơ thể.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về Giêm-Oát?
A. Là một nhà sáng chế, một kĩ sư người Xcốt-len.
B. Ông được cấp bằng sáng chế cho động cơ hơi nước của mình.
C. Năm 1765, ông bắt đầu thí nghiệm với mô hình động cơ hơi nước dạng sơ khai.
D. Năm 1784, được cấp bằng sáng chế cho động cơ hơi nước.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy nêu tám biểu hiện bất thường của tủ lạnh.
Tủ lạnh không làm lạnh: Thức ăn không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, dễ bị hư hỏng.
Tủ lạnh kêu to: Tiếng ồn bất thường có thể do máy nén bị hỏng, quạt làm mát bị kẹt hoặc do các bộ phận khác bị mài mòn.
Tủ lạnh bị đóng tuyết hoặc đọng nước: Có thể do gioăng cửa bị hỏng, ống dẫn nước bị tắc hoặc hệ thống xả đá hoạt động không tốt.
Tủ lạnh chạy liên tục: Nguyên nhân có thể do nhiệt độ trong phòng quá cao, cửa tủ mở quá thường xuyên, hoặc do bộ điều khiển nhiệt độ bị hỏng.
Tủ lạnh ngắt điện liên tục: Có thể do quá tải điện, cầu chì bị cháy hoặc do hỏng hóc các bộ phận bên trong tủ lạnh.
Tủ lạnh có mùi hôi: Nguyên nhân có thể do thức ăn ôi thiu, rò rỉ chất làm lạnh hoặc do vi khuẩn sinh sôi.
Tủ lạnh bị rò rỉ nước: Có thể do khay hứng nước bị tràn, ống dẫn nước bị rò rỉ hoặc do gioăng cửa bị hỏng.
Tủ lạnh bị rung lắc: Nguyên nhân có thể do tủ lạnh không được đặt trên mặt phẳng, chân đế bị hỏng hoặc do máy nén bị hỏng.
Câu 2. (1,0 điểm) Điền vào dấu “…” để hoàn chỉnh câu văn sau:
Kết thức cuộc gọi: … vào thân máy của điẹn thoại cố định hoặc … trên màn hình điện thoại di động.
BÀI LÀM
Kết thúc cuộc gọi: Ta bấm nút đỏ vào thân máy của điện thoại cố định hoặc ấn nút kết thúc cuộc gọi trên màn hình điện thoại di động.
*Lưu ý: Thông tin về đề thi Học kì 1 Công nghệ 5 có đáp án chỉ mang tính chất tham khảo./.
Đề thi học kì 1 Công nghệ 5 có đáp án? Cơ cấu tổ chức của trường tiểu học thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của trường tiểu học thế nào?
Căn cứ Điều 9 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về cơ cấu tổ chức của trường tiểu học gồm:
– Hội đồng trường;
– Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng;
– Hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học sinh.
Hiệu trưởng trường tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 11 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, Hiệu trưởng trường tiểu học có các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
– Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
– Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
– Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.
– Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỉ luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, danh sách học sinh lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.
– Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng.
– Quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định.
– Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng xã hội.
– Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo quy định của Pháp luật.
– Được hưởng chế độ phụ cấp đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt