Tham khảo nội dung đề thi cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2025? Mục tiêu của môn Giáo dục công dân lớp 6 là gì?
Đề thi cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm học 2024 – 2025?
Dưới đây là đề thi cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm học 2024-2025:
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Đề thi học kì 2 GDCD 6
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng.
Câu 1. Tình huống nguy hiểm nào dưới đây gây ra bởi con người?
A. Dông, sét.
B. Bão, lũ lụt.
C. Bị bắt cóc.
D. Dòng nước xoáy.
Câu 2. Ngạt và nhiễm độc khí dẫn tới tử vong là hậu quả của tình huống nguy hiểm nào dưới đây?
A. Hoả hoạn.
B. Đuối nước.
C. Điện giật.
D. Sét đánh.
Câu 3. Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, đúng mức
A. tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
B. của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
C. các nguồn điện năng, nước ngọt, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
D. các đồ vật quý hiếm, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
Câu 4. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?
A. Tập trung cất giữ tiền mà không chi tiêu.
B. Sử dụng đồ vật của người khác, bảo quản đồ vật của mình.
C. Tiết kiệm tiền, phung phí sức khoẻ và thời gian.
D. Tận dụng thời gian để học tập và hoàn thiện bản thân.
Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A.Tiết kiệm tiền để mua sách.
B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.
Câu 6. Công dân là cá nhân, con người cụ thể, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của
A. một quốc gia.
B. nhiều quốc gia.
C. một số quốc gia lớn.
D. toàn thế giới.
Câu 7: Theo Hiến pháp 2013, công dân Việt Nam không có quyền nào dưới đây?
A. Có nơi ở hợp pháp.
B. Tự do đi lại và cư trú trong nước.
C. Tiếp cận mọi thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 8. Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?
A. Trẻ em có quyền có quốc tịch.
B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
C. Trẻ em được tiêm phòng vacxin theo quy định của nhà nước.
D. Trẻ em được viết thư kết bạn giao lưu với bạn bè.
Câu 9. Quyền nào dưới đây không phải là quyền cơ bản của trẻ em?
A. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
B. Quyền được chăm sóc sức khoẻ.
C. Quyền tự do vui chơi, giải trí thoả thích.
D. Quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện.
Câu 10: Theo công ước LHQ, các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo ………… nhóm quyền.
A. 6
B.5
C.4
D.7
Câu 11. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự thiếu trách nhiệm gia đình đối với việc thực hiện quyền trẻ em?
A. Nuôi ăn mặc đầy đủ nhưng luôn để các em ở nhà một mình.
B. Lắng nghe ý kiến cá nhân của các em.
C. Đưa đi kiểm tra và khám sức khoẻ định kì.
D. Không cho phép các em bỏ học để đi làm.
Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối việc thực hiện quyền trẻ em?
A. Tiến hành phổ cập giáo dục đối với học sinh Trung học cơ sở.
B. Thu hẹp các khu vui chơi giải trí của trẻ em để xây dựng nhà ở.
C. Xét xử qua loa với những vụ bạo hành trẻ em.
D. Yêu cầu trẻ phải vâng lời người lớn một cách vô điều kiện.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Các bạn T, D trong các trường hợp dưới đây có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?
a. T được sinh ra và lớn lên Hà Nội, có bố là người Anh, mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Bố mẹ T quyết định sinh sống tại Việt Nam và đăng kí khai sinh cho T ở Việt Nam. (1.0 đ)
b. D là con lai, em có màu tóc, màu mắt của người Châu Âu. Ai cũng bảo em giống người Pháp nhưng từ khi sinh ra em lại không biết bố mẹ mình là ai. Em đang được nuôi dạy tại một nhà Dòng ở Sài Gòn. (1.0 đ)
Câu 2 (2,0 điểm)
Bố mẹ lo sợ bị bạn xấu lôi kéo rủ rê nên đã kiểm soát bạn H rất chặt chẽ. Hằng ngày, bố mẹ luôn tự đưa đón H đi học dù nhà gần trường. Bố mẹ còn không cho H tham gia bất cứ hoạt động ngoại khoá nào do lớp hoặc trường tổ chức. Thậm chí có lần, H còn bắt gặp mẹ đang đọc nhật kí của mình. H rất buồn nhưng chỉ in lặng không dám nói gì.
a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động im lặng của H trong trường hợp trên? (1.0 đ)
b. Nếu em là H, em sẽ làm gì để bảo vệ các quyền cơ bản của mình? (1,0 đ)
Câu 3 (3,0 điểm)
Em hãy chỉ ra được những hoạt động thể hiện quyền trẻ em mà em đã được hưởng trong cuộc sống hằng ngày. (ít nhất là 6 hoạt động).
————-HẾT ———–
ĐÁP ÁN
Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 6 CTST
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
A |
B |
D |
A |
A |
C |
D |
C |
C |
A |
A |
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.
PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu hỏi |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) |
a. T là công dân Việt Nam vì bạn ấy có quốc tịch Việt Nam, mặc dù Bố là quốc tịch nước ngoài, mẹ là quốc tịch Việt Nam và bố mẹ T đã thoả thuận để T được khai sinh ở Việt Nam, tức là mang quốc tịch Việt Nam. b. D là công dân Việt Nam vì trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam đều được mang quốc tịch Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam. Lưu ý: Trường hợp chỉ nêu đúng được các bạn trong mỗi trường hợp a, b, c là công dân Việt Nam nhưng không giải thích được thì trừ 0.5 điểm/ trường hợp. |
1.0 điểm 1.0 điểm |
Câu 2 (2,0 điểm) |
a.Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động im lặng của H trong trường hợp trên? Nêu được nhận xét và giải thích phù hợp cho nhận xét của em về hành đông của H; trường hợp chỉ nêu được nhận xét. b. Nếu em là H, em sẽ làm gì để bảo vệ các quyền cơ bản của mình? Đề xuất được cách làm phù hợp kèm hành động phù hợp; trường hợp chỉ đề xuất được cách làm. |
1.0 điểm 1.0 điểm |
Câu 3 (3.0 điểm) |
Những hoạt động thể hiện quyền trẻ em mà em đã được hưởng trong cuộc sống hằng ngày: Mỗi ý đúng: 0.5đ – Được bố mẹ yêu thương, chăm sóc. – Được bố mẹ cho đi tiêm vắc xin – Tham gia các hoạt động TTTD – Bày tỏ ý kiến nguyện vọng – Được PL bảo vệ tính mạng, danh dự, thân thể nhân phẩm. – Được làm giấy khai sinh, được đi học… |
3.0 điểm |
Lưu ý: Đề thi cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 có đáp án chỉ mang tính chất tham khảo!
Đề thi cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 có đáp án năm học 2024 – 2025? (Hình ảnh từ Internet)
Có mấy hình thức đánh giá học sinh lớp 6?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về các hình thức đánh giá học sinh lớp 6 như sau:
Hình thức đánh giá1. Đánh giá bằng nhận xéta) Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.b) Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.c) Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.d) Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.2. Đánh giá bằng điểm sốa) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.b) Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học……….
Như vậy, theo quy dịnh trên thì có 02 hình thức đánh giá học sinh lớp 6 bao gồm: đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số.
Mục tiêu của môn Giáo dục công dân lớp 6 là gì?
Theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành đính kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về mục tiêu của môn giáo dục công dân lớp 6 như sau:
– Giúp học sinh có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó; tự hào về truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc; tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác; tự giác, tích cực học tập và lao động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống.
– Giúp học sinh có tri thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật; đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật; thực hiện được các công việc để đạt mục tiêu, kế hoạch hoàn thiện, phát triển bản thân;
– Biết cách thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh, thích ứng với xã hội biến đổi và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống của cá nhân, cộng đồng phù hợp với giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức, quy tắc của cộng đồng, quy định của pháp luật và lứa tuổi.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt

Giới thiệu tác giả cho website THPT Phạm Kiệt Sơn Hà
Tên tác giả: Khanh Nguyễn
Vai trò: Biên tập viên nội dung, người phụ trách thông tin và tin tức của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà.
Giới thiệu:
Khanh Nguyễn là người chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, sự kiện và hoạt động quan trọng của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà. Với tinh thần trách nhiệm cao, tác giả mang đến những bài viết chất lượng, phản ánh chính xác những chuyển động trong nhà trường, từ các hoạt động đoàn thể đến công tác giảng dạy và thành tích của học sinh, giáo viên.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông, Khanh Nguyễn cam kết cung cấp những thông tin hữu ích, giúp phụ huynh, học sinh và giáo viên nắm bắt nhanh chóng các sự kiện quan trọng tại trường. Đặc biệt, tác giả luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các phong trào thi đua, công tác đoàn thể và những thành tích nổi bật của trường trong từng năm học.
Lĩnh vực phụ trách:
Cập nhật tin tức về các hoạt động giáo dục tại trường.
Thông tin về các sự kiện, hội nghị, đại hội quan trọng.
Vinh danh thành tích của giáo viên, học sinh.
Truyền tải thông điệp của nhà trường đến phụ huynh và học sinh.